tạp ghi của Giác Kiến







Pages

21.12.16

Chia sẻ bình yên

Chia sẻ bình yên là chương trình thiện nguyện mà các bạn thiền sinh trẻ ở Phương Thảo Am cùng quý cô chú trong ban hộ trì Tịnh xá Ngọc Phương thực hiện vào ngày 6.12.2016 vừa qua. Chương trình được tổ chức với sự hỗ trợ của cư sĩ Diệu Liên LTL và quý thân hữu trong quỹ tương trợ. Đây là lần đầu tiên một chương trình thiện nguyện nhỏ với ý nghĩa lớn đối với những người tham gia.
Chương trình này dự kiến bắt đầu vào ngày kỷ niệm ngày sinh của Trưởng lão Giác Dũng, 12 tháng 8 Âm lịch. Nhưng khâu chuẩn bị chậm, nên nay mới thực thi được.

18.12.16

Bịnh, chết và bùng lỗ tai

Mỗi khi đối diện với đau bịnh là khi tôi nghĩ về cái chết dữ dội. Tôi nghĩ chắc ai cũng vậy.

Ngủ và thức

Sau mấy ngày ngủ li bì, tôi vừa bò dậy thì gặp chú em đến thăm. Chẳng nói chuyện được nhiều, chú bèn ngâm cho tôi nghe câu thơ thiệt hay, không biết chú lấy từ đâu ra.
Đánh một giấc ngủ say. Ngoài trời mưa không hay. Khi trở mình thức dậy. Hơi lạnh thắm phòng tây.
Ngủ li bì, dậy đắng miệng. Nghe chú ngâm mà thấy ngon không khác một miếng bánh thiệt ngon. Nên chia vậy.
 

9.12.16

ra đi ồ

Yesterday i listened to the ra đi ồ. Ồ ồ...ồ.

8.12.16

Tôi và Duyên

Tôi cùng tôi, bước đếm duyên
Lật chân té ngã tự nhiên bất ngờ.
Giác Kiến, Phương Thảo Am, 08/12/2016
Một đường hoa Phương Thảo, ảnh GK chụp
Quà này thân tặng Duyên-Đức-Nam-Hạnh-Hoa và các bạn đã chung tay làm con đường này.
Với nhiều kỷ niệm đẹp :)

4.12.16

Tự do

Con người tỉnh thức tự do. Bấy nhiêu đủ rồi.

2.12.16

Lại thêm mấy độ luân hồi

Cứ sau vài ngày ra đi, lại có cơ hội dừng lại. Tự nhiên thôi. Tự nhiên như chẳng có gì phải nói.
Thế mà, nhìn lại, thì ra, cũng còn chút muốn chia sẻ.
Lang thang lần này, gặp được nhiều bạn hiền, các bậc thiện trí thức, các bậc thầy khả kính, thấy mình còn may.
Duyên này, chắc còn phải lại thêm mấy độ luân hồi nữa rồi.

25.11.16

Tự mình ngộ ra

Khi tôi chia sẻ với các bạn về phương pháp thực hành tâm linh Phật giáo, tôi hay nhắc đến tâm thức, bình yên, hạnh phúc, phiền não,v.v...

19.11.16

Như vẫn còn đây

Các bậc thầy lớn đã đi.
Tôi thì, muốn nói, các ngài như vẫn còn đây. Muốn là một chuyện, còn còn hay không là chuyện tự cảm của mỗi người.

17.11.16

Miếng ăn có thực sự quan trọng không?

Sau mấy ngày lang thang xin ăn ở Sài gòn, Dầu Giây, Trảng Bom, Căn Cứ, Xuân Lộc, tự nhiên tôi buột miệng tự hỏi: Miếng ăn có thực sự quan trọng không? Và muốn lắm viết một bài trả lời cho chính mình, chia sẻ với người thân, và cảm ơn những người đã cho tôi miếng ăn sống còn trong những ngày qua.

Thầy lạy Phật

Có một việc thầy làm, tưởng chừng như không cần nói đến, nhưng rất ý nghĩa. Đó là lạy Phật. 

Thầy lạy Phật thường xuyên lắm. Ngày nào cũng lạy như người lần đầu tiên được biết Phật và lạy Phật vậy. 

8.11.16

Hỏi dại

Mấy hôm nay tôi theo bạn bè rong chơi đây đó. Gặp lại bạn cũ, là các thầy các cô xuất sĩ, lòng thật vui. Trong những ánh mắt, những câu chào, tôi thấy còn đó rất nhiều cảm thông, chan chứa tình người. Điều này nói không hết.
Về lại Phương Thảo Am, chiếc am lá nhỏ quen thuộc, tôi bỗng ngạc nhiên sao mấy ngày qua nhiều người ghé Phương Thảo Am quá vậy. Sáu năm qua, từ ngày về ở Phương Thảo Am đến nay, chưa có dịp nào người ta tụ hội về Phương Thảo Am đông đến thế.
Tôi vừa tiễn anh Tịnh Viên về, rất nhiều câu hỏi Tại sao Tại sao... ùn lên.
Rồi hết câu này đến câu hỏi khác, từ đơn giản đến phúc tạp, từ cụ thể đến trừu tượng, có hết. Và không trật tự.
Người ở đâu mà về Phương Thảo Am đông vậy? Sao đông mà không ồn ào?

1.11.16

Phật giáo Việt Nam: Thời gian và Sự kiện

Thời điểm này có nhiều điều gợi nhớ những mốc thời gian và sự kiện quan trọng trong lịch sử Phật giáo Việt Nam. Đặc biệt là 3 tấm hình tôi vừa ghi lại được (nhờ anh Nhất Phương chụp) tại khu trưng bày ảnh lưu niệm tại chùa Sắc Tứ Khải Đoan trong ngày lễ Kỷ niệm 35 Thành lập Giáo hội Phật giáo Việt Nam, lễ Tưởng niệm 23 năm ngày Cố Hòa Thượng Thích Quang Huy viên tịch, và lễ Lạc thành chùa Khải Đoan.






31.10.16

Bình Yên Nội Tại

Khi nuôi dưỡng bình yên nội tại
Thì cần chi phải nhiều lời.

29.10.16

Ham mê chán tiếc: điều vô cùng thú vị

Nói về phương tiện đi lại, chú tài xế nói hãng xe nọ sắp nghỉ rồi. Theo chú, lý do là xe cũ, giường hẹp, không có nhà vệ sinh, không có xe trung chuyển... Ừ, bên cạnh nhu cầu thiết thực, thì ham thích và chán bỏ là chuyện thường thôi. Về đến cổng vườn, nhìn bộ bàn ghế đá, chú học trò bảo, khi chưa có bàn ghế thì người ta cứ tới đó mà ngồi, dù chỉ là mấy hòn đá cuội. Giờ có ghế bàn đường hoàng thì chẳng ai ngồi. Ừ, thì bên cạnh nhu cầu thiết thực, ham thích và chán bỏ là chuyện thường thôi. 
Nói vậy thôi, chứ biết chắc là không phải thế đâu. Thấy vậy nhưng không phải vậy.

Chuyện 2 chú nói nhắc tôi một việc vô cùng quan trọng, đó là sống. 

22.10.16

Triết lý giáo dục: Nuôi dưỡng trái tim

Hôm qua, đọc lại những gì liên quan đến khái niệm công nghệ giáo dục của Gs. Hồ Ngọc Đại, để qua một bên những tiêu cực không thể tránh được, tôi thấy thấp thoáng đâu đó có một triết lý giáo dục mới có thể chạm đến con tim và khối óc của từng người học. Biết vậy, nhưng tôi chưa có điều kiện tìm hiểu về triết lý giáo dục của Gs. Hồ Ngọc Đại. Hôm nay, tình cờ xem video clip này của Richard Williams, tức Prince Ea, I JUST SUED THE SCHOOL SYSTEM, tôi lại nhớ đến lời đức Dalai Lama về giáo dục. Đó là giáo dục nuôi dưỡng trái tim. Nói chính xác theo Ngài là Giáo dục trái tim - Educating the heart. Đó là giáo dục nuôi dưỡng lòng thương yêu, lòng trắc ẩn trong con người.





21.10.16

SGK và sgk

Mấy bạn thân thân đôi lần tỏ vẻ ngợ ngợ khi gặp chữ tắt SGK và sgk, dù biết đơn giản SGK hay sgk chỉ là tình cờ ngẫu nhiên thôi. SGK hay sgk cũng là Sư Giác Kiến, cũng là sách giáo khoa tất. Tôi cũng đùa rằng SGK và sgk đâu có khác. Khi chia sẻ và hướng dẫn cho các bạn trẻ học và thực hành thiền, có lần, tôi thấy sgk không hơn SGK là mấy. Tiếp ý của các bậc thầy đi trước, tôi cũng đã tự nhủ, trí óc tôi chứa đầy tri thức vụn, chỉ để sẻ chia như kiến thức ban đầu. Còn tinh hoa lời Thế Tôn chỉ dạy, vẫn đợi chờ khai, mở, sống em ơi!

19.10.16

Đầu tư giáo dục vì lợi nhuận

Cách đây khoảng hơn một năm, tôi có chia sẻ trên trang phuongthaoam mấy ý kiến về vấn đề "khi đầu tiên không phải là tiền đâu." Mấy ý kiến đó phản ánh thực trạng "vì lợi" và "không vì lợi" của các cơ sở Phật giáo. 
Một số thân hữu đã tỏ ý biểu đồng vì họ đã chứng kiến và nhiều lần bức xúc về thực trạng vì lợi nhuận ở một số cơ sở Phật giáo làm ảnh hưởng chung đến Phật giáo. 

18.10.16

SINH NHẬT TRĂNG - thơ Hồ Ngạc Ngữ

Tôi xin bài thơ này của nhà thơ Hồ Ngạc Ngữ để chia sẻ lại cho Khoa và Dương như một món quà sinh nhật muộn.
Sinh nhật Khoa đúng ngày Rằm tháng Tám. Sinh nhật Dương đúng ngày Rằm tháng Chín. Cả hai ngày tôi đều đi vắng.
Còn thơ Hồ Ngạc Ngữ, tôi đọc thường xuyên trên FB của nhà thơ. Thơ Hồ Ngạc Ngữ quá hay và tôi rất thích.
Tôi không thể chỉ thể hiện sự ngưỡng mộ của mình bằng một cái nhấp like trên FB của nhà thơ, mà rất muốn viết về thơ ông. Nhưng không đủ sức. Đành xin, chép và chia sẻ để nhiều người cùng đọc, và mong một ngày được diện kiến và hầu chuyện cùng nhà thơ.
Về bài thơ Sinh nhật trăng này, nếu tôi được phép, tôi đề nghị nên đưa vào sách giáo khoa để học sinh nhiều thế hệ được học.


Hồ Ngạc Ngữ
FB Hồ Ngạc Ngữ

SINH NHẬT TRĂNG

Trăng có tự bao giờ
Mà muôn đời tươi trẻ
Từ khi ta còn bé
Vẫn chơi đùa cùng trăng

10.10.16

Đức Dalai Lama cầu an

Đức Dalai Lama là một tu sĩ Phật giáo Tây Tạng. Do ảnh hưởng của Ngài trong cộng đồng Phật giáo thế giới rất lớn, nên rất nhiều người, kể cả những người không theo Phật giáo, kính Ngài như là một vị lãnh đạo tinh thần của Phật giáo hiện nay. Năm nay Ngài đã ngoài 80 tuổi. Ngài luôn có phong cách rất trẻ trung và thực tế.
Lúc 10 giờ 10 phút ngày 10 tháng 10 năm hai ngàn 10, Ngài đến tham dự Lễ Cầu nguyện Hòa bình Thế giới tại thành phố Pune, Ấn Độ. Phát biểu khai mạc buổi lễ, Ngài nói rằng Ngài vẫn thường cầu nguyện trong những giờ ngồi thiền mỗi ngày. Nhưng ngài không tin là chỉ cầu nguyện thôi có thể mang lại bình an và làm cho thế giới này tốt hơn. Hàng ngàn năm rồi người ta vẫn cầu, nhưng đâu dễ an. Theo ngài, bình an không đến từ sự cầu nguyện, mà bình an có được là do chính hành động của con người. Hành động bắt nguồn từ động cơ và suy nghĩ. Suy nghĩ và động cơ tốt thì hành động sẽ tốt. Suy nghĩ hạnh phúc thì hành động theo sau sẽ mang lại hạnh phúc.
Đó là góc nhìn của Đức Dalai Lama về cầu an. Tham dự buổi cầu nguyện an bình hôm đó, còn có Kiran Bedi, cựu nữ cảnh sát danh tiếng Ấn Độ và Tami Simon, sáng lập Công ty truyền thông Chân Âm.



.........................................
........................................
........................................
Tính từ ngày đó đến nay là tròn 6 năm.
Hình thức cầu an của Ngài mãi cứ làm tôi suy nghĩ....

Con bướm trắng

Thấy hơi thở như này thì quả là tài!


8.10.16

Hậu tìm tiền

Sau những ngày tìm tiền, tôi muốn viết một bài về kinh nghiệm quý báu này. Nhưng rồi duyên không đủ. Đành hẹn.
Hẹn. Lại gặp cái này.

Lòng lại tự hỏi. Cái gì đây?
Giác Kiến

17.8.16

Vĩnh Lương: Vẫn mãi bao dung

Người ta thiếu bao dung là khi người ta đóng lòng tối mắt. Làm sao mắt sáng lòng mở thì người ta sẽ bao dung lạ kì.

2.8.16

Sống tỉnh thức

Tôi thở tôi biết tôi thở, đó là sống tỉnh thức. Tôi thở vô tôi biết tôi thở vô. Tôi thở ra tôi biết tôi thở ra, đó là sống tỉnh thức. Chúng ta thở thử xem sao.

Giềng mối

Không có giềng mối khất sĩ thì nó đã không biết con đường tâm linh mà Đức Phật mở ra là gì. Nó tìm đến và nói với tôi như thế.

28.7.16

Nhớ Bác Hữu Tân

Có đi thì có đến
Sao chỉ nói rằng đi
Có bờ thì có bến
Có không thuyền buồn tênh
Có niệm thì có cảm
Có không chuyện nhớ quên
Hỏi thăm người bạn mới
Xưa lắm có tên không?
Sài Gòn, 28/7/2016

27.7.16

Không thể đốt phá được ngôi chùa trong ta

Chia sẻ góc nhìn này với anh Lưu Đình Long về hoàn cảnh thương tâm đang diễn ra nơi Học viện Phật giáo Larung Gar.

16.7.16

Tại sao lại khùng?

Đó là câu hỏi ông Tiến sĩ... chăn bò đặt ra. Chưa biết ông đặt câu hỏi này cho những người quan tâm lo lắng cho ông, cho những người thắc mắc về ông, cho tất cả những ai biết đến ông, hay cho chính bản thân ông, tôi thực sự nể phục ông khi ông dám làm điều thiên hạ có thể cho là khùng.
!!!
Chăn bò tất nhiên không phải là khùng rồi!

Mà, mà, chăn người có khùng không ta????????????

Nhưng ông học tiến sĩ xong, dám đi chăn bò thì quả là tài.
Đáng nể!
-----------------------

Cha con tiến sĩ đi... chăn bò

Tuổi trẻ 10/07/2016 09:39 GMT+7
TTO - Từ một người chăn bò thuê, người nông dân gốc Huế mới học hết lớp 2 quyết đi nuôi bò và trở thành tỉ phú trên cao nguyên. Đứa con trai của ông - tiến sĩ trẻ thành đạt ở TP.HCM - cũng rời bỏ thành phố để về quê... nuôi bò cùng cha.

Cha con tiến sĩ đi... chăn bò
Một trong những đàn bò của ông Phúc được chăn thả tại huyện Chư Sê, Gia Lai - Ảnh: B.D.
Hai cha con ấy là ân nhân của hàng trăm người dân nghèo ở các huyện Chư Sê, Phú Thiện (tỉnh Gia Lai): ông Nguyễn Đình Phúc và tiến sĩ quản trị kinh doanh Nguyễn Đình Đức.

13.7.16

Sòng phẳng

Công cử ai cũng phải sòng phẳng, dù đó là người đi tìm ngũ cốc luân hồi hay bạch mã ôn.
Tuy nhiên, không phải là sòng phẳng là luôn luôn hợp tình hợp lý. Bởi vì, một khi một người được công cử, người đó không chỉ là chính họ mà có khi là biểu tượng của một chuỗi giá trị nào đó. Và khi là biểu tượng của một chuỗi giá trị thì có gì là sòng phẳng?
-------------
Bạt
Khi nào không làm người đi tìm ngũ cốc luân hồi nữa thì mới thấy xả là hạnh phúc vĩ đại nhất.
 

12.7.16

Từ quyết tới quyết (5/7/2016-12/7/2016)

Quyết định là tuân thủ, dù có hoan nghênh hay không.

11.7.16

Bình an trong từng hơi thở

Tháng 7, cũng như tháng 6. Cả nhà lại về cùng ngồi cùng thở. Dễ thương làm sao. Lặng yên. Bình lặng. Bình yên. Trong từng hơi thở...


15.6.16

Lên núi ngồi chơi

Tháng 6, nghỉ ngơi, không làm gì cả. Không có gì để chia sẻ. Có một tí bình an nhặt được từ những nụ cười của các bạn trẻ. Gửi tặng các bạn nhé!




3.5.16

Lái xe trên đất Lào

Khoảng 3 năm trước, M.H. ở SG có nói với tôi về ấn tượng của bạn về triết lý sống của người Lào. M.H. cũng có một vài nhận định, so sánh giữa Phật giáo ở Lào và Phật giáo ở Việt Nam. Đại khái là H. có thiện cảm với Phật giáo, rất kính trọng tăng sư và Phật tử mà bạn gặp trên đất Lào, nhưng nghĩ về Phật giáo ở Việt Nam, thì bạn tỏ ra hơi tiếc. Tôi ghi nhận suy nghĩ và tình cảm đó ở H. và mong có một dịp, chúng tôi sẽ cùng vòng quanh nước Lào một chuyến.
Cho tới nay, điều đó vẫn chưa thực hiện được.
Hôm nay, đọc được bài viết của Quốc Việt trên Tuổi Trẻ, tôi lại nhớ lại lời M. H. và thấy bạn mình đã nhìn nhận như vậy là rất xác đáng.

7.4.16

Sao em không về?

Ngày kỷ niệm Thầy đã qua. Vậy mà có người vẫn gọi hỏi sao ngày ấy không thấy em về. Tôi chỉ cười và nhớ một điều tôi tâm đắc, và đã có lần đem chuyện tâm sự với Thầy. Thầy cũng cười thôi và dặn: Cứ bình thường thôi con!

Hiểu chưa
Chưa hiểu
Ai về?
Duyên không
Ai hỏi
Ai về
Duyên không.
Hãy là cuống lá đen cong
Chìm trong nét họa rêu phong mỹ miều
Tan trong thinh lặng sương chiều
Vi vu giai điệu cánh diều nhẹ buông.
gk, tva, Mùng Một tháng Ba, Bính Thân

6.4.16

Thanissaro nói về thiền

Ajahn Thanissaro là một thiền sư lớn. Thầy thường xuyên hướng dẫn thiền trực tiếp và gián tiếp cho nhiều người. Đây là một đoạn hướng dẫn hay, lưu để học.

Every meditator knows it (meditation) requires serious discipline to sit with long unpleasant stretches and untangle all the mind's difficult issues. But if you can approach difficulties with the enthusiasm that an artist approaches challenges in her work, the discipline becomes enjoyable: Problems are solved through your own ingenuity, and the mind is energized for even greater challenges.

5.4.16

Đi chùa

Đi chùa, có cần thiết không?

4.4.16

Tưởng

Tưởng. Đây là điều nhiều người học thiền mắc phải mà không biết. Trong cuộc sống bình thường, trong nếp sống thiền, trong tu tập, thay vì tập ghi nhớ, nhận biết, hiểu rõ về thân thể, tình cảm và nhận thức của mình cũng như thế giới xung quanh, chúng ta lại tưởng về những điều này nhiều hơn. Đó là bịnh nhớ ít tưởng nhiều mà cụ Tiên Điền đã nói.
Hôm nay, (duyên gặp Bác Hiếu, Bác Cúc, Bác Nghĩa, Chú Quang...) chúng tôi có một buổi nói chuyện thú vị về vấn đề này và hiểu hơn về cái khó của người học thiền.
Cảm ơn các bác và chúc các bác luôn có duyên lành trên đường học Đạo.

1.4.16

Tự nhiên hôm nay tôi mơ thấy tất cả các ông sư bạn của tôi đột nhiên tìm lại được lòng tự trọng của mình. Vui ơi là vui.
1.4.2016

Văn hóa?

Câu này quá hay, ai thích thì đọc: "ngày nay văn hóa cũng như các ngành kinh tế khác, trước tiên phải chịu sự quy định của các quy luật kinh tế thị trường, cơ bản là quy luật lợi nhuận.

Chết

Cái chết vẫn luôn ngự trị, dù bạn có muốn hay không.
Thế nhưng, không phải ai cũng biết điều đó. Có người biết vậy, nhưng lại không chấp nhận. Đôi khi chúng ta sống như thể chúng ta sống hoài sống mãi.

14.3.16

Tỉnh thức và hạnh phúc

David. I. Miller phỏng vấn Jack Kornfield 
Giác Kiến dịch

Với tất cả những gì diễn ra trong cuộc sống bận rộn của con người, khái niệm “sống trong hiện tại” của Phật giáo dường như là một mục tiêu đáng theo đuổi nhưng có vẻ quá lý tưởng. Nghe thì hay đó - bạn có thể nói vậy - nhưng ai có thời gian đâu mà “sống trong hiện tại”? Thế nhưng, kiên nhẫn thực tập ý thức những gì đang diễn ra, ngay bây giờ và ở đây, sẽ mang lại những kết quả không ngờ.
* * *
Jack Kornfield là một thiền giả và tác giả nổi tiếng. Kornfield có nhiều năm kinh nghiệm dạy phương pháp sống tỉnh thức, đặc biệt là nghệ thuật sống tỉnh thức giữa những thử thách và cám dỗ của thế giới hiện đại. Kornfield hiện nay đã 60 tuổi, đã từng tu tập ở các tu viện Phật giáo ở Thái Lan, Ấn Độ và Miến Điện. Ông là tác giả của các tập sách “A Path With Heart” - Con đường từ tâm, “The Art of Forgiveness, Lovingkindness, and Peace” - Nghệ thuật tha thứ, thương yêu và hạnh phúc, “Meditation for Beginners” - Bước đầu hành thiền” và nhiều tác phẩm khác.
Chúng tôi vừa có cuộc trò chuyện với Kornfield tại khu vườn quê của Spirit Rock, một trung tâm thiền ở Marin County mà Kornfield là một trong những người sáng lập.

 I

D. I. Miller: Chúng ta hãy bắt đầu câu chuyện với câu hỏi căn bản nhất: Tỉnh thức là gì và tại sao tỉnh thức quan trọng?
Kornfield: Tỉnh thức là khả năng ý thức trọn vẹn về chính mình, về sự sống của chính mình, là khả năng học từ sự sống ấy. Chúng ta sử dụng phần lớn thời gian trong ngày cho các hoạt động tự phát. Lái xe, chúng ta biết là mình lái xe chứ không phải không, nhưng đến khi cho xe dừng lại bên đường, chúng ta mới chợt nhận ra rằng, “Ủa, tôi tới đây rồi sao? Tôi đâu có biết là tôi đang lái xe đâu.” Thế nhưng, khi chúng ta ý thức, mọi thứ trở nên đẹp lạ, nghĩa là, chúng ta thấy có không gian đủ cho những vui buồn được mất của mình, tất cả đều diễn ra một cách yên ắng.

12.3.16

Kinh nghiệm thiền tài tử: Nhớ, tưởng và quán

Từ sau khóa thiền cuối năm 2013 tại Phương Thảo Am, các bạn mới học thiền mạnh dạn chia sẻ kinh nghiệm của mình mà không ngại đúng sai. Tốt cũng chia sẻ mà xấu cũng chia sẻ. Tốt chia sẻ để người khác biết và có thể thử nếu thích. Xấu chia sẻ để người khác biết và tránh, nếu không muốn phí sức phí thời gian.
Từ đó, những bạn đến Phương Thảo Am tập thiền cởi mở hơn trong chia sẻ. Chúng tôi gọi những điều được chia sẻ đó là kinh nghiệm thiền tài tử. Chúng tôi tạm gọi là “tài tử” với nghĩa là những kinh nghiệm nghiệp dư của những người thích thì tập thử chơi chứ chưa biết mô tê gì về thiền đạo hay Phật đạo cả. Đó là những kinh nghiệm abc về thiền. Và cũng như các bạn, những gì chúng tôi chia sẻ với các bạn cũng chỉ là kinh nghiệm thực tập của người mới bắt đầu mà thôi. Những kinh nghiệm đó cũng là những kinh nghiệm nghiệp dư vậy. 
Với tinh thần đó, chúng tôi chia sẻ với các bạn nội dung trao đổi của Phật tử Ngọc Thủy Hoàng Thị Quang, chuyên viên xét nghiệm, nguyên giảng viên trường Đại Học Tây Nguyên, và Sư Giác Kiến, người chăm sóc vườn thiền Phương Thảo Am, Buôn Ma Thuột, cùng sự có mặt của nhiều học viên trong buổi học thiền tại Phương Thảo Am ngày 5/4/2014 vừa qua. Chúng tôi xin cảm ơn sư Giác Kiến, anh Duy Thịnh, cô Huỳnh Huệ, cô Hoàng Quang đã dành thời gian ghi lại âm thanh, hình ảnh, phiên tả, đọc lại, hiệu chỉnh và cho phép chia sẻ nội dung này.
---------
Nhớ, tưởng và quán


Phật tử Ngọc Thủy tại Phương Thảo Am, ảnh Huỳnh Huệ


Hỏi: Sống, có muôn điều cần suy nghĩ. Khi ngồi tu thiền, tâm tĩnh lặng, con suy nghĩ tốt hơn. Vậy con có thể suy nghĩ trong khi ngồi thiền không ạ?

Đáp: Trong quá trình thực hành thiền, các luồng tư tưởng thường kéo đến làm cho mình phải suy nghĩ theo. Đặc biệt, những luồng tư tưởng mạnh thường đến và buộc mình phải suy nghĩ. Có đúng vậy không?
Khi tu thiền, chúng ta ngồi để suy nghĩ thì không ổn. Mà chúng ta chỉ ngồi và để tâm trống rỗng, không nghĩ gì hết, như vậy cũng không ổn. Nếu chúng ta ngồi chỉ để tâm trống rỗng thì đó không phải là pháp thiền của Phật giáo. Nếu ngồi để suy nghĩ thì đó cũng không đúng với con đường thiền mà đức Phật dạy.
Phần đông chúng ta thường rơi vào trường hợp thứ hai này. Tức là chúng ta ngồi để suy nghĩ và chúng ta gọi là tư duy, là quán chiếu. Có lẽ khái niệm “tư duy tu” hoặc “suy nghĩ trong sự tĩnh lặng” xuất phát từ cách hiểu từ “quán” trong Phật giáo như vậy, và chúng ta gọi thực hành như vậy là thực hành thiền quán.

8.2.16

Chúc Xuân

Đón Xuân này, xin kính chúc đại gia đình mình AN LẠC và TINH TẤN nhé.