tạp ghi của Giác Kiến







Pages

29.12.17

Phải nhìn lại mình

Mấy ngày cuối năm, công việc nhiều. Cái máy tính của mình lại bị một con vi rút tấn công. Tên nó mình còn nhớ là cpuminer gì gì đó. Nó làm chiếc máy của mình nóng nhanh kinh khủng. Ngoài ra nó còn phá gì nữa thì mình không biết.
Tự nhiên việc rắc rối này gợi lên trong suy nghĩ của mình một điều: phải nhìn lại mình.

24.11.17

Cây cao bóng cả

Cây cao bóng cả là cụm từ mà Trưởng lão Giác Đăng hay dùng khi ngài còn sống. Hồi đó khoảng năm 2000, 2001, tôi được ngài cho trú ngụ chung với ngài tại Tịnh xá Ngọc Pháp, Nha Trang. Mỗi lần đề cập đến các Trưởng lão Hòa thượng như Ngài Trí Nghiêm, Ngài Đổng Minh, Ngài Chí Tín, Ngài Giác Phúc,... thì ngài Giác Đăng luôn kính các bậc thầy lớn này như cây cao bóng cả của giáo hội.

14.11.17

26 tháng Chín và CON ĐƯỜNG MÂY TRẮNG

Bàn chân bước ngược dòng bao năm tháng
Về lại nguồn xưa màu nắng quê nhà

Hôm nay, ngày 26 tháng Chín âm lịch, một ngày đặc biệt, kỷ niệm 95 năm ngày sinh của một vị Khất sĩ đã mở ra một hướng đi mới trong Phật giáo Việt Nam, cùng nhiều kỷ niệm đẹp khác duyên theo.

22.10.17

Lặng lẽ đọc kinh Kim Cang

Đó là bài thơ hay.

20.10.17

Những người ngồi ở… “hiên đời”

Những người ngồi ở… “hiên đời” là những người Khuê Việt Trường quan tâm, đến gặp, và kể lại dưới đây.
Lâu rồi mới nghe Khuê Việt Trường kể chuyện. 
Nhẹ nhàng và dễ thương. 
Và thương hơn là những phận người được kể.
-------------

Tôi đã bắt gặp ở Trung tâm Xã hội Bình Định hình ảnh một cụ già cứ ngồi trước của phòng, bó tay lên gối, cứ ngồi thế mà đưa đôi mắt nhìn ra xa xăm, nhìn như thể không nhìn. Tôi đã đến vài nơi khác, vào những căn phòng họ ở, tất nhiên là ở tập thể trong điều kiện tốt nhất.

30.9.17

Đi không lưu luyến, đến không rộn ràng


Mấy ngày qua, được gặp lại nhiều bạn cũ, nhiều người quen ở Nha Trang, Hà Nội, rồi Buôn Ma Thuột, tôi cảm thấy rất vui và có nhiều điều thấy cần chia sẻ.

17.9.17

Một chút si tình

Từ khi mới biết trang mạng xã hội facebook, tôi đã cảm thấy ảnh hưởng không tốt của phương tiện truyền thông này rồi. Sau đó, nghe một số bạn nói về tiện ích của nó, tôi không hề bị cám dỗ.
Thế mà gần đây, nói gần đây chớ cũng bảy tám năm rồi, khi có một số bạn thân đi học hoặc đi làm xa, tôi bắt buộc phải nhờ đến phương tiện này để nối kết với các bạn. Sau một thời gian sử dụng, tôi thấy mình có bén một chút si tình với anh chàng facebook. Nhưng không đáng kể. Tôi ngưng.
Dù sao cũng một lần có duyên, tôi thỉnh thoảng quay lại.

9.9.17

gánh nặng và sự sẻ chia

Giờ nhìn đâu cũng thấy gánh nặng. Thấy gánh nặng cơm áo gạo tiền đã ngán. Nhìn gánh nặng giáo dục càng ngao ngán hơn. Cứ 4 người thầy phải cõng 1 người lãnh đạo thì thử hỏi ai mà chịu nổi?
May mà đây đó còn có chút sẻ chia, của những tấm lòng, của những khối óc, của những ngòi bút còn lương tri.
Mong là trong đạo không có những gánh nặng như thế.

~~~~~~~

Bàn về "gánh nặng và sự sẻ chia" với người thầy

XUÂN DƯƠNG
(GDVN) - Tổng số giáo viên, giảng viên cả nước là 1,24 triệu người, trong đó có 154.000 cán bộ quản lý.
Năm học 2015-2016, số liệu thống kê từ Bộ Giáo dục và Đào tạo cho thấy tổng số học sinh, sinh viên cả nước khoảng 22,21 triệu.

27.8.17

Sống và chết

Tôi vẫn nợ bạn một câu hỏi. Chết đi về đâu hả thầy? Mặc dù đã nhiều lần tôi nói rõ là tôi chưa chết làm sao tôi trả lời bạn được. Đâu ngờ bạn me và bắt bí tôi khi nghe tôi nói "với đời ta chết từ lâu, với ta đời vẫn một màu xanh tươi."

26.7.17

Cộng hưởng bình yên

Cộng hưởng bình yên là việc mà mọi người ở Phương Thảo Am đang làm. Làm rất vui. Đi đứng cũng vui. Ngồi chơi cũng vui. Rất nhẹ nhàng. Thật bình yên.
Viết lại cho vui nghe mọi người.
(Chủ Nhật, tuần thứ 3 mỗi tháng)

17.7.17

Tôi là ai mang dáng con người ?

"Tôi là ai?" là một câu hỏi mà tôi chẳng bao giờ muốn đặt ra trong đầu mình. Tôi chẳng hiểu tại sao người ta, kể cả những tên tuổi lớn như Nietzsche...., lại đi đặt những câu hỏi ngớ ngẩn như vậy. Ecce homo? Một là họ đã biết. Hai là họ biết chắc là họ không có câu trả lời, thế mà cũng hỏi!
Nói cho vui vậy thôi, chứ gần đây, khi anh Hồ Ngạc Ngữ bảo Đêm tôi nhìn bóng mình trên vách / Tôi là ai mang dáng con người ? thì tôi bắt đầu đặt vấn đề này trước mặt. Tôi đọc lại Nietzsche xem ông nói gì. How one become what one is? Why I am so wise? Why I am so clever?... Nietzsche đi tìm tôi kiểu ấy, tôi nghĩ chắc ông ấy khó gặp tôi!
09.7.2017-17.7.2017
Và thật là thú vị, khi trầm tư về điều này, thì thấy Bill Gates viết: How Did Humans Get Smart?
Tôi chép lại đây để suy ngẫm và mời các bạn cùng đọc cho vui.
Ông điểm cuốn Sapiens: A Brief History of Humankind của Yuval Noah Harari, một nhà sử học rất trẻ.
Cách mạng nhận thức (cognitive revolution) là điều rất cần hiểu, rất cần thực hiện.
Và tất nhiên nó không đơn giản như là "đổi mới tư duy".

~~~
Wise Guys
How Did Humans Get Smart?
By Bill Gates
| May 17, 2016

When Melinda and I went on our spring vacation, I encouraged her to pack a copy of Yuval Noah Harari’s Sapiens: A Brief History of Humankind. I had just finished the book and I was dying to talk to her about it. It’s so provocative and raises so many questions about human history that I knew it would spark great conversations around the dinner table. It didn’t disappoint. In fact, in the weeks since we’ve been back from our holiday, we still talk about Sapiens.

10.5.17

Tôi viết hoa chữ PHẬT

Kính mừng PHẬT ĐẢN
Kính chúc các bạn một mùa PHẬT ĐẢN yên bình.



Tôi viết hoa chữ PHẬT
Bậc cứu thế ra đời
Chân bước đi bảy bước
Tay chỉ đất chỉ trời.

Tôi viết hoa chữ PHẬT
Bậc Giác Ngộ xuất trần
Lìa cung vàng điện ngọc
Xa thê tử hoàng thân.

Tôi viết hoa chữ PHẬT
Bậc Đại Lực, Đại Hùng
Hàng phục chúng Ma Vương
Để thành đạo Vô Thượng.

Tôi viết hoa chữ PHẬT
Bậc Tối Tôn, Tối Thắng
Chuyển Pháp Luân Tứ Đế
Lập Giáo Hội Chư Tăng.

Tôi viết hoa chữ PHẬT
Cha lành của muôn loài
Giác Viên và Hạnh Mãn
Nhập Niết bàn Vô Ưu.

Đó là hình ảnh Đức Phật mà tôi đã học được từ các bậc ân sư.
Tôi luôn tin như thế. 

Tôi viết hoa chữ PHẬT
Là mừng PHẬT ra đời
Là tin tôi có PHẬT
Là PHẬT đã thành rồi!!! (G. A.)

Tôi nương vào các bậc ân sư xin gởi lời chúc lành đến các bạn 
và mong các bạn cũng được như thế. 
Sư Giác Kiến


(***)
Rằm tháng Tư, là ngày Đản Sinh Đức Phật
Ngày 10 tháng 5, là ngày sinh của Ba
Nguyện cầu Đức Phật gia hộ cho Ba sớm khỏe và bình yên.

Tôi viết hoa chữ PHẬT
Là mừng PHẬT ra đời
Là tin tôi có PHẬT
Là PHẬT đã thành rồi!!!


30.4.17

Cửa nào chẳng bình yên?

Khổ nào
cũng có khuôn.
Buồn nào
cũng có tuổi
(ô, không!).
...
Nhìn đời
như mây nổi
Cửa nào
chẳng bình yên
~~~~~~~~~~~
Những nữ thanh niên xung phong tìm bình yên nơi cửa Phật

Một đêm đầu tháng Ba năm 1971, người ta dúi vào tay nữ hộ lý Bùi Thị Đoán một đứa trẻ đỏ hỏn.

Đêm ấy, chị Đoán đang trực ở bệnh viện tỉnh Thái Bình. Người phụ nữ lớn tuổi trình bày rằng ai đó đã gửi đứa trẻ cho bà để đi vệ sinh, rất lâu rồi không thấy quay lại. Mọi người hoảng hốt đốt đèn bão đi các gốc cây xung quanh để tìm. Rồi họ nhận ra: người mẹ đã cố tình bỏ đứa con ở lại.

25.3.17

Xin lại cuộc đời

Sáng bước ra đường, có người cho 10 ngàn. Kẻ đi xin không nhận 10 ngàn, chỉ nhận tấm lòng đi kèm 10 ngàn đó. Tại sao thế. Rõ là phải bàn, như tôi đã nói. Có nhiều điều cần bàn xung quanh việc đi khất thực. Nhận gì? Cho gì? v.v...

24.3.17

Thôi ta đứng lại

Ở Phương Thảo Am, ngồi thiền như ngồi chơi.
Đi thiền cũng như đi chơi.
Thật thảnh thơi.
Bị ảnh hưởng bởi cách ngồi và đi như thế, đi khất thực chỗ Phương Thảo Am bây giờ cũng giống như đi chơi mặc dù đi khất thực là một hạnh thanh cao, thánh thiện, thiêng liêng, không thể nói là đi chơi được.

22.3.17

Lành thay!

Trưởng lão Giác Dũng dành khoảng 40 năm để chỉ cho những người cầu đạo hữu duyên biết thiền là gì. Lắm lúc Trưởng lão phải bọc vỏ ngọt cho thiền mặc dù thiền là món vốn không cần vỏ bọc.


21.3.17

Người già và nỗi cô đơn

Bài này hay lắm. Hơn 3 tuần tới lui ở bệnh viện, được gặp nhiều người già, tôi hiểu được nỗi cô đơn của người già thế nào.
~~~~~~~~~~~~~~~~~

VĂN HÓA

Biến đổi không gian làng: Người già và nỗi cô đơn

17/03/2017 08:30 - Nguyễn Công Thảo
Những ngôi làng Việt đang biến đổi sâu sắc, cả về hình thức và bản chất dẫn đến nhiều hệ lụy khiến không ít người già chẳng còn nhận ra chính làng mình.

Dại gì

Cuối cùng thì duyên lành cũng đến với nhiều người.
Đó là cảm nhận của tôi hôm nay, ngày 24 tháng 2.
Trước đây tôi cứ nghĩ cái chứng nặng tai đang lan rộng và sẽ mãi làm cho nhiều người quờ quạng. Nhưng không. Thực tế, chứng nặng tai không nhiều. Nếu nhiều thì chỉ có nhiều người không chịu nghe mà thôi.

26.1.17

Tết, Thơ và Ta

Ra Đà Nẵng lần này, rất muốn gặp Tâm Nhiên và Lê Đình Bích mà không gặp được. Tiếc quá chừng. Tết nhứt làm ta cũng bận rộn. Thơ, dạo này, dường như có chức năng làm cho tôi chậm lại. Cứ mỗi khi muốn chậm là tôi ngâm nga.

Hôm kia đọc Lâm thị Mỹ Dạ

Lần đầu khi mới làm quen
Anh khen cái nhìn em đẹp

24.1.17

Xin đừng khen em

Mấy ngày cận tết, các bạn hiền ghé thăm. Xuất sĩ có, cư sĩ có. Kì lắm! Sao không một chút xúc động, mà lại nhớ hoài.
Sau đó, tôi lại có chuyến đi Đà Nẵng, Huế. Trên những chuyến xe Tết chật chội, tiếng vang toàn giọng Quảng và Huế.
Sau đuôi những chiếc xe vội vã, thỉnh thoảng tôi gặp câu rất dễ thương: Xin đừng hôn em!
Và với những ký ức mới rợi, chưa đến Huế, tôi chợt nhớ nhà thơ Lâm Thị Mỹ Dạ, với bài thơ Anh đừng khen em. Thoáng qua thôi.
Dừng chân tại quán cơm chay Khai Tâm ở phố Phan Chu Trinh, Đà Nẵng với các em Ánh, Nhung, Trung, Trấn, Lan, Tâm và Huy, tôi lại gặp một duyên lạ khác.
Một bạn trai trẻ xa xứ về thăm Đà Nẵng, tự nhiên chủ động chào tôi. Bạn khen tôi "dễ thương" (chời ơi!) và yên, và xin gặp riêng. Sau vài phút trò chuyện với bạn, tôi lại nhớ hơn nữa các bạn hiền mới ghé thăm Tết và bài thơ của Lâm Thị Mỹ Dạ. Không nhớ hết trọn bài. Lần đầu khi mới làm quen/ Anh khen cái nhìn em đẹp/ Khi đọc một cuộc đời buồn/ Lòng em xót xa, ấm ức / Anh khen em giàu cảm xúc / Và bao điều nữa...? - Anh khen / Em sợ lời khen của anh / Như sợ chiều về, hắt lối / Nhiều khi ngồi buồn một mình / Trách anh sao mà nông nổi....

Giờ mới chép được trọn bài đầy đủ.

6.1.17

Những lợi ích mới

Khi người ta ở hoài một chỗ ,  làm hoài một việc , người ta khó thấy được hết những lợi ích thiết thực mà con người , trời đất và cuộc đời mang lại cho mình.