Những người ngồi ở… “hiên đời” là những người Khuê Việt Trường quan tâm, đến gặp, và kể lại dưới đây.
Tôi đã bắt gặp ở Trung tâm Xã hội Bình Định hình ảnh một cụ già cứ ngồi trước của phòng, bó tay lên gối, cứ ngồi thế mà đưa đôi mắt nhìn ra xa xăm, nhìn như thể không nhìn. Tôi đã đến vài nơi khác, vào những căn phòng họ ở, tất nhiên là ở tập thể trong điều kiện tốt nhất.
Họ đã đi gần hết đời người, sống buồn bã, đợi ngày trôi qua…
Khuê Việt Trường
Lâu rồi mới nghe Khuê Việt Trường kể chuyện.
Nhẹ nhàng và dễ thương.
Và thương hơn là những phận người được kể.
-------------
-------------
Tôi đã bắt gặp ở Trung tâm Xã hội Bình Định hình ảnh một cụ già cứ ngồi trước của phòng, bó tay lên gối, cứ ngồi thế mà đưa đôi mắt nhìn ra xa xăm, nhìn như thể không nhìn. Tôi đã đến vài nơi khác, vào những căn phòng họ ở, tất nhiên là ở tập thể trong điều kiện tốt nhất.
Ở nơi đó thiếu hơi ấm gia đình là điều không thể tránh khỏi. Tôi cũng có những chuyến đi theo các thí sinh trong các cuộc thi hoa hậu, các cô gái xinh đẹp để đến các trại xã hội. Thường thì các cô tạo dáng, chụp những kiểu ảnh đẹp, tặng quà cho họ do nhà tài trợ cung cấp, rồi ra về.
Họ đã đi gần hết đời người, sống buồn bã, đợi ngày trôi qua…
Những cuộc viếng thăm của các nhan sắc trong các cuộc thi thường nặng về phô diễn hơn là tình yêu thương. Những đoàn xã hội cũng đến, cũng nghi lễ trao tặng, rồi họ ra đi. Còn ở lại nơi đó là những con người đã đi gần hết đời người, sống buồn bã, đợi ngày trôi qua…
Trung tâm Bảo trợ xã hội Khánh Hòa nằm ở gần chân đèo Rù Rì (Nha Trang). Đây là nơi nuôi trẻ mồ côi, trẻ khuyết tật và những người già không nơi nương tựa, không còn đủ khả năng mưu sinh. Họ chọn vào đây để sống cho hết quãng đời còn lại. Tất nhiên là với chế độ và tiêu chuẩn theo quy định, họ không thể có trọn vẹn điều mình cần như sống trong ngôi nhà của mình. Buổi sáng, trời ném vài tia nắng xuống phố, nắng cũng thong dong vào khu trại này.
Xong buổi ăn sáng, họ ra ngoài sân ngồi. Tất cả những người ở trại đều mặc đồng phục do trại phát, có thể họ không có quần áo cá nhân và cũng có thể họ được mặc như thế để phân biệt người ở trong trại và ngoài trại. Người lớn tuổi, buổi sáng có thể thưởng thức bình trà nóng ở phòng khách, có thể là ngồi ở quán cà-phê bàn chuyện thế sự… thì ở đây tôi thấy từng tốp vài người cứ ngồi trên ghế đá, không nói chuyện với nhau.
Họ ngồi với nhiều tư thế, lẳng lặng nhìn ngày trôi. Cứ ngồi như thế, lẳng lặng nhìn ngày trôi… Vài cụ già khác thong dong cầm chổi quét rác, quét những chiếc lá vàng rụng rơi từ đêm hôm trước. Họ quét không vội vã, như thể sợ hết lá thì không biết thời gian còn lại của buổi sáng họ sẽ làm gì.
Tôi tò mò đi xuống bếp ăn. Những nhân viên ở đây đang làm bếp, họ làm việc ở đây với tất cả tình yêu thương. Tôi nhìn thấy vài cụ già ngồi gọt bí, gọt su su… Cách gọt của họ vụng về, gọt khó nhọc. Tôi tò mò hỏi một nhân viên: “Mỗi ngày trại phân công người phụ bếp phải không chị?”. Chị nhân viên trả lời: “Không đâu, họ buồn nên xuống đây kiếm việc để làm”.
Mỗi một ngày của một người, tùy theo công việc là vội thức dậy buổi sáng. Vội vã ra đường, vội vã đến nơi làm việc. Mỗi buổi tối trở về là bữa cơm sum họp, là tiếng nói cười. Cuộc sống ta có những ngày bận rộn để tận hưởng những ngày thong thả. Còn những cụ già ở đây cứ lặng lẽ đợi ngày qua. Có cụ cứ ngồi trước hiên phòng cả một buổi sáng, kệ ngày trôi.
Khuê Việt Trường
http://giacngo.vn/tuthienxahoi/xahoi/2017/10/20/52E6D0/
No comments:
Post a Comment