tạp ghi của Giác Kiến







Pages

28.2.18

Chỉ cần một hơi thở nhẹ

Một hơi thở nhẹ.
Một hơi thở nhẹ.
Và cũng chỉ cần một hơi thở nhẹ.

16.2.18

Cái bóng của Tổ sư

Đó là một ý tưởng vừa gợi lên trong tâm. Có thể đó là sự hội tụ của nhiều nhân duyên. Đó là một quá trình đã diễn ra. Và đang tiếp diễn. Tổ sư đã vắng hay vẫn còn đây? Cái bóng của người vẫn thế, nhưng có thể ảnh hiện đa chiều.

13.2.18

Trách nhiệm với ngọn bút

Từ khi thích trồng rau và trái cây, nhất là khi rau cây cho lá trái nhiều, tôi tự thưởng cho mình chút thời gian để thưởng thức những gì mình đã chăm sóc được. Và đó cũng là lúc tôi ít đọc không viết. Nhờ ít đọc không viết, tôi có thời gian nhìn lại hành trạng của những cây cao bóng cả. Càng núp mình dưới cây cao bóng cả, tôi càng thấy mình cần phải nhìn lại mình nhiều hơn nữa. Trong toàn cảnh mà tôi có thể nhìn được, viết là một trong những điều rất quan trọng.

Hôm nay, những ngày cuối năm, những suy nghĩ về người thân và bạn bè lại trỗi dậy, tôi thấy mình cần làm mới một chút. Thích đọc đọc viết viết chút xíu xen với những giờ tưới cây nhổ cỏ.
Ở đây, tôi đọc những dòng này và rất tâm đắc nên muốn chia sẻ lại đây, các bạn hữu duyên cùng đọc cho vui.
"Những trang viết có giá trị của các nhà văn lớn không bao giờ có dấu vết bầy đàn. Những trang viết ấy, dù phản ánh được tâm thế của cả một quần thể người, đông đến mấy thì nó vẫn thoát khỏi xu hướng bầy đàn để quan sát đời sống để nhận ra các quy luật của nó một cách độc lập, minh triết nhất. Chính vì thế việc viết của nhà văn không chỉ là trải nghiệm để thẩm thấu đời sống mà còn phải ở trạng thái độc lập, tỉnh táo."
Đó là chia sẻ của nhà văn Nguyễn Văn Thọ. Một nhà văn mà từ trước tới nay tôi chưa từng nghe tới.
Có lẽ là chưa có duyên!
Vâng, viết là để chia sẻ. Như ông nói: Phải biết tha thứ và chia sẻ. Vậy chia sẻ mà có dấu vết bầy đàn thì có phải là biết chia sẻ không?