tạp ghi của Giác Kiến







Pages

6.4.16

Thanissaro nói về thiền

Ajahn Thanissaro là một thiền sư lớn. Thầy thường xuyên hướng dẫn thiền trực tiếp và gián tiếp cho nhiều người. Đây là một đoạn hướng dẫn hay, lưu để học.

Every meditator knows it (meditation) requires serious discipline to sit with long unpleasant stretches and untangle all the mind's difficult issues. But if you can approach difficulties with the enthusiasm that an artist approaches challenges in her work, the discipline becomes enjoyable: Problems are solved through your own ingenuity, and the mind is energized for even greater challenges.

This joyful attitude is a useful antidote to the more pessimistic attitudes that people often bring to meditation, which tend to fall into two extremes. On the one hand, there's the belief that meditation is a series of dull and dreary exercises allowing no room for imagination and inquiry: Simply grit your teeth, and, at the end of the long haul, your mind will be processed into an awakened state. On the other hand there's the belief that effort is counterproductive to happiness, so meditation should involve no exertion at all: Simply accept things as they are — it's foolish to demand that they get any better — and relax into the moment.

While it's true that both repetition and relaxation can bring results in meditation, when either is pursued to the exclusion of the other, it leads to a dead end. If, however, you can integrate them both into the larger skill of learning how to apply whatever level of effort the practice requires at any given moment, they can take you far. This larger skill requires strong powers of mindfulness, concentration, and discernment, but if you stick with it, it can lead you all the way to the Buddha's ultimate aim in teaching meditation: nirvana, a happiness totally unconditioned, free from the constraints of space and time.

Tạm dịch là:

Ai cũng biết rằng hành thiền đòi hỏi phải có nguyên tắc nghiêm túc để có thể ngồi lâu với tư thế xếp chân không mấy thoải mái, và tháo gỡ tất cả những vấn đề khó khăn của tâm. Nhưng nếu chúng ta có thể tiếp cận những khó khăn trong tâm thế tích cực như một người họa sĩ đương đầu với những thử thách trong công việc, thì quá trình thực hành trở thành một nguồn vui; vui vì vấn đề được giải quyết qua sự khéo léo của chính mình, và tâm ta được tiếp thêm năng lượng để đối mặt với những thử thách thậm chí còn lớn hơn. 

Thái độ hoan hỷ này là một liều thuốc hiệu quả cho thái độ quá bi quan mà con người thường mang theo khi thực hành thiền, có khuynh hướng nghiêng về hai cực đoan. Một bên, có người nghĩ rằng thiền định là một chuỗi các bài thực tập buồn tẻ và đơn điệu, không có chỗ cho sáng tạo và tìm tòi. Đơn giản là nghiến răng lại, và khi đến cuối con đường, tâm ta sẽ bừng ngộ. Ở một cực đoan khác, có người nghĩ rằng nỗ lực không giúp ích gì, thậm chí có tác dụng ngược lại trong quá trình hướng đến hạnh phúc, do đó, thiền định không cần bất cứ một sự nỗ lực nào cả. Đơn giản là cứ chấp nhận mọi sự vật hiện tượng như chúng đang là, đừng có dại mà đòi hỏi sự vật hiện tượng trở nên tốt hơn, và buông xả ngay trong giây phút hiện tại.

Thực tế là cả hai phương diện, lặp lại và buông xả, đều đem lại kết quả trong thiền định. Trong khi đó, theo đuổi bất cứ một bên nào mà bỏ hẳn bên kia đều đưa đến thái cực khô chết. Tuy nhiên, nếu chúng ta dung hòa cả hai vào một kỹ năng lớn hơn, đó là học cách vận tâm, nỗ lực ở mức cần thiết cho quá trình thực hành tại mỗi thời điểm, thì hai phương diện này sẽ giúp chúng ta đi xa hơn. Kỹ năng lớn hơn này đòi hỏi chúng ta phải có khả năng tỉnh thức, định tĩnh và trí tuệ thâm hậu. Nếu chúng ta kiên trì trau giồi kỹ năng này, nó sẽ đưa chúng ta đi trọn con đường hướng đến mục đích tối hậu của thiền định mà đức Phật chỉ dạy, đó là Niết bàn, một trạng thái hoàn toàn an lạc vô điều kiện, không còn chịu sự chi phối của không gian và thời gian.

1 comment:

Unknown said...

Tôi không biết phải giới thiệu như thế nào. Những quyển sách mà các bạn sẽ đọc sau đây là những tác phẩm vô cùng quý cho những người thành tâm tìm đạo. Không phải bằng sự tin tưởng, cầu nguyện, mà bằng sự sáng suốt. Kinh Bát Đại Nhân Giác có câu “ Duy Tuệ Thị Nghiệp ”. Như người đi đêm chỉ cần một ánh đèn là đũ. Nếu những lời hay, sách quý đúng vào mục đích nhất là mục đích cốt tủy của người tầm đạo thì thật là như một ngọn đèn sáng. Trân trọng giới thiệu với các bạn tác phẩm “ Ta là Cái Đó ” và nhiều quyển sách quý giá khác của dịch giả Vũ Toàn. Vô cùng cảm ơn công sức dịch thuật của dịch giả và sự chia sẻ vô vụ lợi của Ông. Tác phẩm “ Ta là Cái Đó ” là “ Đối thoại sấm sét, trực chỉ giữa một người ở ngoài Tâm và những người còn quanh quẩn trong Tâm ”. Xin mời các bạn. Nếu các bạn muốn, xin vào trang web chuabenhdongian.com và để lại email tôi sẽ gửi sách đến các bạn