tạp ghi của Giác Kiến







Pages

17.11.16

Thầy lạy Phật

Có một việc thầy làm, tưởng chừng như không cần nói đến, nhưng rất ý nghĩa. Đó là lạy Phật. 

Thầy lạy Phật thường xuyên lắm. Ngày nào cũng lạy như người lần đầu tiên được biết Phật và lạy Phật vậy. 

Hạnh lạy Phật của thầy khiến tôi liên tưởng nhiều. Hễ tưởng đến thầy, thì nhớ Phật; tưởng đến Phật, thì nhớ thầy.
Xét về lý, thì học Phật tu Phật không cần bàn đến chuyện nhớ tưởng như thế. Bởi Phật ở khắp mọi nơi, Phật ở trong lòng mình (xem thêm Diệu Liên Lý Thu Linh, 2006, Hồ Sĩ Hiệp, 2014, Hòa thượng Thích Minh Châu, 1988, Thiền sư Nhất Hạnh, 2010). Thậm chí, nếu chiếu theo kinh Kim Cương, tưởng Phật, nhớ Phật, lạy Phật như tôi nói ở đây đáng bị quở trách lắm. Bởi Phật như kinh dẫn thì không thể nhìn nghe tưởng nhớ như thế mà thấy được, lấy gì mà lạy. 
Nếu qua hình tướng mà thấy ta, qua âm thanh mà cầu ta, thì người đó theo tà đạo, không thể thấy được Như Lai. Bạn có thể đọc bài kệ cũng như toàn bản kinh qua bản dịch tiếng Việt ở đây,  bản dịch tiếng Hán ở đây (摩訶般若波羅蜜多經), bản dịch tiếng Anh ở đây (Prajna Paramita Sutra), hoặc nếu thích tham khảo và tìm hiểu thêm bản gốc tiếng Sanskrit thì ở đây
Xét về sự, thì tôi tin rằng, không chỉ thầy tôi, Trưởng lão Giác Dũng, mà các vị thầy lớn như Thiền sư Nhất Hạnh, Hòa thượng Thích Minh Châu, Đức Dalai Lama, và nhiều bậc thầy lớn khác đều lạy Phật thường xuyên mỗi ngày.
Trước khi đi khỏi tịnh xá, thầy lạy. Khi vừa về tịnh xá, thầy lạy.
Nhìn thầy lạy Phật như thế, suy nghĩ cho chín một chút thì chúng ta có thể thấy, ý pháp mà thầy thường dạy "Rõ ràng đạo quả đâu xa, chơn tu thành Phật, Phật là người tu" không phải là quá khó hiểu.
sgk, pta, 17/11/2016

No comments: