tạp ghi của Giác Kiến







Pages

13.12.20

Đơn giản và lặng yên

 Thành kính đảnh lễ Trưởng lão HT. Giác Phúc

(1936-12.12.2020)

Con xin thành kính hướng tâm đảnh lễ Thầy. Một bậc Khất sĩ tôn kính!

Thầy đã viên tịch lúc 7g00, ngày 12-12-2020 (28-10-Canh Tý) tại Pháp viện Minh Đăng Quang.

3.9.20

Mơ hài

 Nó mơ nó đã đến đây.

...

31.8.20

Vô duyên

 Đó là câu chuyện thú vị của K và K và K trong 31 ngày qua. 

Có vô duyên, thì không hữu duyên. Đúng rồi. 

Có vô duyên, thì có hữu duyên. Cũng đúng luôn.

Duyên là duyên, hữu vô nào có. Cũng đúng tất.


27.6.20

Thênh thang trên xứ non cao



Cứ mỗi lần có người rủ đi Bhutan, tôi lại lôi sách báo viết về Bhutan ra đọc. Mọi thứ sẵn sàng cho chuyến đi. Nhưng lại thôi. Không cần đâu. Vì sao vậy ? Sự thật đơn giản đã được Cao Huy Thuần viết lại thế này đây.
GDP của Bhutan là 500 triệu đô la. GDP của Nhật là 4400 tỷ. Một giọt sương bên cạnh bát nước đầy ! Nhưng người Nhật có hạnh phúc hơn ông già bán táo trong phim không ? Các kinh tế gia tiếng tăm của Nhật tuyên bố trong hội thảo của Bộ Ngoại giao : nước Nhật phải bớt quan tâm đến mức tăng trưởng GDP để học hỏi quan niệm hạnh phúc của Bhutan. Cũng thế, một đại biểu Canada hỏi thẳng trong hội thảo ở Mỹ: ở đầu thế kỷ 21 này, ai còn dám tự hào "bạn phải cười đi vì bạn đang đứng giữa Disneyland" ? Cuốn phim đưa người xem đi vào cái nhìn hiền triết thời sự ngày nay mà Mathieu Ricard đã dự báo từ mấy năm trước. Ông nói : Buthan nghèo, nhưng không khổ, không có người ăn xin, nhà nào cũng có ruộng vườn, có trâu bò, có khung dệt, đủ ăn, đủ mặc, giáo dục, y tế miễn phí.
Bhutan là nước nghèo duy nhất trên thế giới có rừng còn nguyên vẹn, là nước nghèo duy nhất trên thế giới hạn chế du lịch đến mức tối đa, là nước duy nhất trên thế giới cấm săn bắn, đánh cá. Bhutan không biết chen chúc : non một triệu dân sống rải rác trên một dãi đất dài 500 cây số, phong cảnh tuyệt đẹp, với một thủ đô không quá 30 ngàn người. Nếu muốn, Bhutan có thể trở thành như bất cứ nước nào trên thế giới, nhưng nếu muốn, không nước nào có thể trở thành Bhutan. Không ở đâu trời đất còn nghe tiếng nông dân hát ngoài đồng trong mùa gặt. Trong thế giới càng ngày càng phức tạp, Bhutan lựa chọn sống đơn giản. Người dân không có gì trong tay bởi vì họ có cả thế giới. Họ không tìm kiếm gì, bởi vì tất cả đều ở đấy rồi. Bởi vậy, người trong phim không vội vã. Không vội vã, nên họ tự do. Và tự do là hạnh phúc. Hạnh phúc chỉ đến từ bên trong. Cám ơn Bhutan đã dám sống độc đáo với sự thật ấy.
Nếu bạn quan tâm, mời bạn đọc toàn bài Thênh thang trên xứ non cao in trong cuốn Thấy Phật. Nếu bạn quan tâm hơn nữa, hãy mua luôn tập Thấy Phật đọc sẽ thú vị hơn.

18.6.20

Giữa tĩnh lặng cao nguyên


Giữa tĩnh lặng cao nguyên là tựa đề một bài viết ngắn của tác giả Huỳnh Ngọc Chiến. Bài viết chia sẻ nhiều thông tin, kiến thức và cảm nhận của tác giả về miền cao nguyên Buôn Ma Thuột.
Tôi đọc được bài này từ năm 2007, thấy hay, thích, cảm ơn tác giả và lưu lại trên máy, không biết có còn đâu đó trên Internet không. Nay xin giới thiệu lại ở đây để mọi người cùng đọc. Mong là những ai yêu mến Buôn Ma Thuột, thích sự tĩnh lặng của núi rừng tây nguyên sẽ thích những chia sẻ của tác giả.
- Buôn Ma Thuột có lẽ là một nơi hiếm hoi trên đất nước, (hay có lẽ trên cả trái đất?) hầu như có đủ hình tượng của cả bốn mùa trong chỉ một ngày. Buổi sáng nơi đây có cái dịu dàng man mác của mùa xuân, buổi trưa có cái nắng nóng nhè nhẹ của mùa hè, buổi chiều có cái se lạnh êm ả của mùa thu, buổi tối lại có cái giá lạnh se sắt của mùa đông. Từng ngày, bốn mùa cứ lặng lẽ chuyển dịch trên vùng cao tĩnh lặng.
- Trải qua gần hai tuần không có Internet, không có báo chí, không có những buổi chiều ngồi nơi quán cóc trên vỉa hè Sài Gòn nhâm nhi ly bia tán ngẫu cùng bạn bè, thiếu những tiếng ồn ào của xe cộ đường phố, tôi có cảm tưởng mình như đã bị cắt đứt ra khỏi cái thế giới “văn minh” quen thuộc. Thế nhưng sự thay đổi này, gẫm ra lại hoá hay. Thoạt đầu, ta có cảm giác hụt hẫng, trống vắng, vì tưởng như bị tước đoạt mất tất cả cái thế giới quen thuộc thường ngày. Nhưng sau đó hồn ta sẽ tràn ngập một sự xao xuyến dịu dàng, khi chìm vào cõi tĩnh lặng mênh mông. Cảm giác xao xuyến đó có lẽ giống như cái Anxiety của Heidegger, làm chúng ta bâng khuâng không sao thốt được nên lời. Anxiety robs us of speech! Heidegger cho rằng đó là kinh nghiệm để con người cảm nhận được sự hiện diện của Hư Không (Nothing), khi cảnh vật quanh ta như tan biến đi, chỉ còn lại cõi Hư Không bàng bạc vây quanh. Ngày xưa, khi đọc câu đó trong bài “What Is Metaphysics?” (Siêu hình học là gì?) của Heidegger, tôi chỉ mơ hồ nắm bắt được điều đó trên khái niệm, nên không cảm nhận được gì nhiều. Nhưng chính lúc này, giữa sự tĩnh lặng êm đềm của cao nguyên, và trong cơn xao xuyến của tâm thức, tôi lại nghe câu văn kia vọng lên một âm hưởng khác.

Anxiety robs us of speech. Because beings as a whole slip away, so that just the nothing crowds round, in the face of anxiety all utterance of the “is” falls silent... The nothing reveals itself in anxiety. (Sự xao xuyến khiến chúng ta bâng khuâng không sao thốt được nên lời. Bởi vì toàn bộ khối hiện thể trôi lướt đi, chỉ còn có Hư Không bàng bạc vây quanh. Đối diện với sự xao xuyến đó thì mọi phát biểu về “hiện thể” đều rơi vào im lặng… Hư Không tự thân hiển lộ trong xao xuyến).

29.3.20

Đâu là đất hứa


Tôi ở dưới xóm. Sáng đi học, chiều chăn bò. Chỗ Ngã Sáu giữa trung tâm TP. Buôn Ma Thuột là đất hứa. Nơi ấy tôi mơ được một lần ghé thăm, đứng đó để chụp tấm hình. Nếu được, ở đó luôn cũng tốt (ở đó đi bán vé số thì cũng hơi phiêu).
Anh ở giữa phố. Nhà yên nệm ấm. Ra vô có người đưa rước. Ngọn đồi dưới chỗ nhà tôi ngó qua là đất hứa. Nơi đó anh có thể tự do lên rừng xuống suối. Anh không phải học học và học trong bốn bức tường và đóng mình trong cả chuỗi mệnh lệnh khác. Cất cho anh một cái nhà gỗ, ở gác trên, anh có thể tha hồ nằm hóng gió và thả hồn theo mây ngàn.

Mong một ngày bình yên


Chủ Nhật nào các em học sinh cũng đến thiền đường Bình Yên ngồi thiền. Không nhiều lắm, mười mấy hai chục em thôi. Có bữa đi đủ có bữa vắng. Người làm vườn cũng lên ngồi cùng các em gọi là góp thêm năng lượng an lành.

28.3.20

Hưởng ứng

Tôi hưởng ứng tinh thần phòng và chống dịch của Giáo hội lúc này.
~~~~~~~~~~~~~~~~~
https://beta.vnexpress.net/giao-hoi-phat-giao-yeu-cau-tang-ni-cam-tuc-4075919.html
Thứ bảy, 28/3/2020, 00:00 (GMT+7)

Giáo hội Phật giáo yêu cầu tăng ni cấm túc

Tăng ni cả nước được yêu cầu cấm túc tại các chùa, cơ sở tự viện và không đi ra ngoài nếu không cần thiết, đến hết ngày 15/4.
Ngày 27/3, Thượng toạ Thích Đức Thiện - Phó chủ tịch, Tổng thư ký Giáo hội Phật giáo Việt Nam gửi công văn đến các cơ sở thờ tự Phật giáo, yêu cầu thực hiện nghiêm nội dung trên. 

27.3.20

Vi rút đến từ đâu?

Đây chỉ là một trong rất nhiều câu hỏi không thể không đặt ra. Lý do?




25.3.20

Loài người, vi-rút, và nỗi cô đơn

...một hơi thở
một ý niệm
một giờ
một ngày
một năm
một trăm năm
năm trăm năm cô đơn

Một người lập bàn thờ để tang cha. Cha mất khi anh đang phải cách ly tại một khu cách ly ở Đà Nẵng trong đại dịch covid-19


20.3.20

Người về từ đất hứa


Người về

Chấp nhận bệnh dịch như nó đang là

Không cần thiết phải là người từ đất hứa trở về mới nói về đất hứa. Cũng vậy, quý vị và tôi không phải từ Trung Quốc, Hàn Quốc hay Ý về mới cảm nhận được cái thống khổ của những người nhiễm và chết vì dịch covid-19 vào lúc này.
Một người bình thường chỉ cần đọc tin cập nhật về dịch covid-19 và hình dung hiện trạng gần 7 tỉ người trên hành tinh đang đối mặt thì cũng có thể cảm nhận được nỗi khó khổ của con người hiện nay ra sao. Chỉ cần đọc 7 chữ “Chúng ta được cứu rồi em ạ” với một dấu chấm than sau đó, giữa những dòng thông tin về chuyến bay mang số hiệu HVN68 hạ cánh tại sân bay quốc tế Vân Đồn (Quảng Ninh) vào lúc 5 giờ sáng ngày 10/2/2020, nếu không ứa nước mắt, chúng ta cũng khó giữ lòng không xao động. Không cần nhiều nỗ lực cho óc tưởng tượng lúc này, hình ảnh phi hành đoàn 8 người của Vietnam Airlines cùng các chuyên viên cũng có thể dễ dàng hiện lên như những chiến binh trong tâm trí chúng ta rồi. Và tất nhiên, hình ảnh công dân Việt Nam sơ tán khỏi tâm dịch được gọi là “giải cứu” cũng gợi cho chúng ta nhiều suy nghĩ về đồng bào, đồng loại.

18.3.20

Nghỉ ngơi


Trong những quyết định mà con thỉnh ý thầy, trình lên thầy, hay bàn xét với thầy, quyết định về sống trên mảnh đất quê hương này là một trong các quyết định có mức đồng cảm cao nhất. Đồng cảm, đồng kiến về nhiều phương diện. Trong đó, điều đầu tiên và chính yếu nhất đơn giản là về để sống được một cuộc sống bình thường giản dị, như thầy đã sống.
Hôm nay, trong lúc nghỉ ngơi, con chợt nhớ ra nhiều điều, tương ứng với sự nghỉ ngơi, với trạng thái nghỉ ngơi, với nếp sống của thầy, với bao điều bình dị của cuộc sống.

7.2.20

Hơi thở đầu xuân


Tỉnh giấc đầu hôm xếp cẳng thiền 
Nghe từng hơi thở với tâm yên 
Nghe hương xuân mới trong trời đất 
Nghe lòng thanh tịnh chốn tịch nhiên.

Đó là hơi thở mới. Còn lại mọi thứ đều như xưa, như Thiền Lão thiền sư đã nói.

日月 
但知今日月,
誰識舊春秋。 
翠竹黃花非外景, 
白雲明月露全真。 
Nhật nguyệt 
Đãn tri kim nhật nguyệt, 
Thuỳ thức cựu xuân thu. 
Thuý trúc, hoàng hoa, phi ngoại cảnh, 
Bạch vân, minh nguyệt, lộ toàn chân.