27.10.24
Kinh kaccanagotta - pdf
KINH KACCAYANAGOTTA
KINH KACCAYANAGOTTA
Kinh Kaccānagotta nằm trong Tương ưng nhân duyên, Kinh Tương Ưng Bộ. Đây là bài rất quan trọng trong văn học Phật giáo. Bài kinh giới thiệu các khái niệm căn bản như Có, Không, Bản ngã, Trung đạo và Duyên khởi. Các khái niệm này cũng là nền tảng của tư tưởng Phật giáo phát triển sau này.
1) Như vầy tôi nghe.
Một thời Thế Tôn ở Sāvatthi (Xá-vệ), tại Jetavana
(Thắng Lâm), trong vườn ông Anātha-pindika (Cấp Cô Độc).
2) Rồi Tôn giả Kaccāyanagotta đi đến Thế Tôn; sau
khi đến, đảnh lễ Thế Tôn rồi ngồi xuống một bên.
3) Ngồi xuống một bên, Tôn giả Kaccāyanagotta bạch
Thế Tôn:
– “Chánh kiến, chánh kiến”, bạch Thế Tôn được nói đến như vậy. Bạch Thế Tôn, cho đến như thế nào là chánh kiến?
Hà hơi
13.3.23
Khi tờ tiền là bản tình ca
1.3.23
Tỉnh thức, hạnh phúc và con đường tâm linh
David Ian Miller thực hiện || Giác Kiến dịch
Jack Kornfield là một thiền giả và tác giả nổi tiếng. Kornfield có nhiều năm kinh nghiệm dạy phương pháp sống tỉnh thức, đặc biệt là nghệ thuật sống tỉnh thức giữa những thử thách và cám dỗ của thế giới hiện đại. Kornfield hiện nay đã 60 tuổi, đã từng tu tập ở các tu viện Phật giáo ở Thái Lan, Ấn Độ và Miến Điện. Ông là tác giả của các tập sách “A Path with Heart” - Con đường từ tâm, “The Art of Forgiveness, Lovingkindness, and Peace” - Nghệ thuật tha thứ, thương yêu và hạnh phúc, “Meditation for Beginners” - Bước đầu hành thiền” và nhiều tác phẩm khác.
Chúng tôi vừa
có cuộc trò chuyện với Kornfield tại khu vườn quê của
Spirit Rock, một trung tâm thiền ở Marin County mà Kornfield là một trong những người
sáng lập.
* * *
D. I. Miller: Chúng ta hãy bắt đầu câu chuyện với câu hỏi căn bản nhất: Tỉnh thức là
gì và tại sao tỉnh thức quan trọng?
Kornfield: Tỉnh thức là khả năng ý thức
trọn vẹn về chính mình, về sự sống của chính mình, là khả năng học từ sự sống ấy.
Chúng ta sử dụng phần lớn thời gian trong ngày cho các hoạt động tự phát. Lái
xe, chúng ta biết là mình lái xe chứ không phải không, nhưng đến khi cho xe dừng
lại bên đường, chúng ta mới chợt nhận ra rằng, “Ủa, tôi tới đây rồi sao? Tôi đâu
có biết là tôi đang lái xe đâu.” Thế nhưng, khi chúng ta ý thức, mọi thứ trở
nên đẹp lạ, nghĩa là, chúng ta thấy có không gian đủ cho những vui buồn được mất
của mình, tất cả đều diễn ra một cách yên ắng.
D. I. Miller: Và con đường dẫn đến tỉnh thức là thiền?
Kornfield: Có nhiều phương pháp thực
tập tỉnh thức. Thiền là một phương pháp tốt. Muốn giỏi trong công việc gì, bạn
cần tỉnh thức. Một người đầu bếp giỏi phải ý thức về những món mình nấu, về dao
cắt, về hương vị thực của món ăn mình tạo ra. Tỉnh thức là một kỹ năng, là một
phần trong sự phát triển của con người trong nhiều lĩnh vực. Thực hành thiền có
thể khó, nhất là trong những nền văn hóa mà công nghệ đã đẩy con người lao tới.
Khó vậy thì sao? Thực ra, thực hành thiền không đến nỗi quá khó vậy đâu.
Những người theo học lớp thiền của tôi, ban đầu, thường
tỏ ra bận rộn và cảm thấy căng thẳng. Và bởi vì họ không biết phải làm sao với
những bận rộn và căng thẳng đó, họ cảm thấy thực hành thiền sao khó quá. Nhưng
một khi họ nhận ra khả năng tạo được một bầu không khí êm dịu cho sự căng thẳng
đó trong tỉnh thức để cho sự căng thẳng đó tự nó tan đi, hay khả năng thấy được
sự chộn rộn của tâm mình trong không gian tỉnh thức và để cho những tâm tưởng tự
đến rồi đi như mây khói; một khi họ biết chút ít về phương pháp làm lắng dịu
tâm tưởng và mở rộng con tim, thì ngay cả khi họ phải đương đầu với những bận rộn
và thậm chí khó khăn của cuộc sống, thực hành thiền sẽ giúp họ vượt qua.
D. I. Miller: Ông cũng có vẻ hơi bận rộn đó. Ông có bao giờ thấy vất vả để tìm được sự
bình yên giữa thế giới cuồng quay này không?
Kornfield: Tôi cũng bận rộn nhưng tôi
rất vui. Tôi bận rộn với cuộc sống gia đình như một người bình thường, như một
người thầy, như một tác gia và như một thành viên của cộng đồng. Nhưng, ở một mức
nào đó, tôi làm tất cả những việc này trong thiền định. Tôi làm trong tỉnh thức.
Và tất nhiên, tôi phải ngồi thiền và những thời ngồi thiền đó giúp tôi làm lắng
dịu tâm mình và đưa tôi trở về với trạng thái yên tĩnh. Tôi cũng thường ngồi
thiền và thực tập tâm từ để cho chất liệu từ bi đó xông ướp công việc hằng ngày
của tôi. Tôi nghĩ trong cuộc sống bận rộn mà chúng ta có khả năng thực tập như
vậy mới là điều quan trọng.
D. I. Miller: Ông tự cho mình là người hạnh phúc. Thế thì, theo ông, hạnh phúc là gì?
15.10.21
Trên trời dưới đất và em tôi
Mấy anh em đồng hương với tôi có dịp ngồi lại với nhau hay nói chuyện trên trời dưới đất. Người xứ khác nhìn vào có thể cho rằng chúng tôi nói chuyện trên trời dưới đất là khoác lác. Nhưng không, chúng tôi chỉ nói chuyện trên trời dưới đất được khi chúng tôi ai nấy đều đang vui vẻ, bình yên, tỉnh táo và gắn bó thân thiết với nhau.
15.9.21
Trời, đất và tôi
Tôi đọc, nói hay viết về trời và đất là để học. Tôi thích chủ đề này khi còn nhỏ. Tôi đọc đi đọc lại Dế mèn phiêu lưu ký và Hoàng tử bé là vì vậy. Trong khi Dế mèn phiêu lưu ký tả đất thì Hoàng tử bé tả trời. Và trong trời có đất, trong đất có trời.
29.8.21
SỢ CHẾT
Gần một phần tư cuộc đời, tôi sống trong nỗi sợ chết. Chính nó đã dí tôi đi tu sớm. Sớm là vì lẽ ra sự đi tu diễn ra muộn hơn. Lêu lổng với đời vài cuộc đi cuộc ở cuộc chờ nữa đã. Nhưng phải đi ngay, vì bị chết ép.
Cha ép không được, mẹ ép không được, thầy ép không được, người yêu ép không được, mà cái chết ép được.
3.3.21
Vượt qua cái đau khi ngồi thiền
Trong khi ngồi thiền, đau chân là điều ai cũng gặp phải. Chúng ta không thể loại trừ hay vượt qua các cơn đau một cách dễ dàng, nhưng chúng ta có thể làm cho các cơn đau không nhân rộng hoặc cường độ đau không tăng.
12.2.21
Bóng Thầy ngày Xuân
Trong vài chục giò lan được gom lại, giò lan Thầy trồng vẫn được nhận ra.
Chậu cũ, thân già nhìn rắn chắc hơn. Lại cho những cánh hoa bất ngờ.
2 cành lan trông rất khiêm tốn với số cánh hoa dễ dàng đếm được cũng đủ làm ấm lòng những người mang về, chăm sóc và ươm tưới theo tháng năm. Kể ra, giò lan đã đứng đây gần mươi mùa xuân rồi.
Đón xuân này, trên cành, đếm được 6 đoá. 4 đoá còn nụ. 2 đoá vừa hé nở. Xoay qua xoay lại để chụp, kiểu gì 2 nụ đã nở cũng nghiêng xuống mặc tịnh theo hướng của cành nhánh cứng vững tự nhiên vốn có của loài lan, không giống như một số loài hoa kiểng được nhiều người bẻ uốn phổ biến hiện nay.
Dù TỒN TẠI không phải lúc nào cũng như nhau trong cách nhìn của mỗi người, Người trồng hoa như vẫn còn đây.