tạp ghi của Giác Kiến







Pages

5.12.18

Con đường minh triết

Triết học là một con đường. Con đường này có thể khai mở tâm trí cho con người ở nhiều cấp bậc khác nhau. Là triết, nó dài, xa và rộng. Luôn cho người lữ hành nhiều cảm khoái ngoạn mục. Và tất nhiên, có không ít đoạn hẹp khiến cho ai thực thụ bước đi trên con đường này phải luôn dè chừng. Có khi nguy hiểm khôn lường. Ý thức và vượt qua được những nguy hiểm này là cánh cửa minh triết mở ra.

Mình nhận ra điều này, một phần không nhỏ là nhờ những năm đọc triết, 2006-2011, với nữ triết gia Mangala Chinchore. Bà từng là Giáo sư Tiến sĩ Triết học tại Đại học Pune. Bà chuyên về Triết học Ấn độ. Tuy không chuyên sâu lắm về triết học Phật giáo, vị giáo sư này rất có thiện cảm với con đường tâm linh Phật giáo. Nhờ tình cảm này mà tôi được gần gũi và học ở bà nhiều điều hay qua con đường minh triết mà có một thời chúng tôi đã cùng dấn thân.
Tôi luôn nhớ những buổi uống trà sữa cùng bà trong vườn cây làng Đại học Pune với nhiều kỷ niệm đẹp.
...
Nhớ nhứt là những buổi trò chuyện, chia sẻ, hướng dẫn tìm hiểu và có cả những buổi cải nhau tá lả về thành kiến, định kiến, thiên kiến và làm sao để vượt qua những chướng ngại này. Qua những lần như vậy, tôi cảm ở bà một người thầy, một cô giáo thực sự bao dung, rộng lượng mà những người chỉ giao du đối đãi với bà khó có thể cảm nhận được.
Hôm nay nghe lại giọng cô qua bài phỏng vấn này, nghe lại chất giọng, và bỏ qua hết những gì cô nói, tôi lại thấy như một lần nữa chúng tôi ngồi uống trà sữa, nhìn qua lối đi nhỏ dẫn về Khoa Giáo dục qua Khoa Triết ở trường Đại học Pune, bô ba, tản mạn, huyên thuyên về những đoạn rộng hẹp trên con đường minh triết.
http://eclm.unipune.ac.in/View.aspx?vid=334&sid=36
Vượt qua thành kiến
Chúng tôi đã nhiều lần gọi tên nó là thành kiến, định kiến, biên kiến, thiên kiến.
| Phương Thảo Am | ngày 5 tháng 12 năm 2018 |

  

No comments: