Ngày 20 tháng 11 năm 2018, các bạn, các anh chị và các em đến thăm người làm vườn phương thảo. Cùng với những món quà là sách là hoa, là những ý tưởng, suy tư về con người, về thời cuộc của những tấm lòng biết ơn Quá khứ và tận tụy vì Tương lai. Cùng với, mà không, thôi tạm nói vậy cho dễ hiểu.
Tôi thì chẳng nghĩ gì nhiều trong những ngày này. Việc chính vẫn là làm vườn. Nhưng những điều các bạn, các anh chị và các em chia sẻ, tâm sự cũng gợi lên một vài hình ảnh về quá khứ, vài dạng ký ức và suy tưởng.
Một là Nhớ ơn Đức Phật. Nhớ ơn các bậc Tổ, các vị Thầy đã khai mở con đường tâm linh.
Hai là nhớ các thầy cô với câu hát rất trẻ ngày xưa: Ai nâng cánh ước mơ cho em, là thầy cô không quản ngày đêm, ai dạy dỗ chúng em nên người...
Ba là câu thơ của anh Hồ Ngạc Ngữ: Có những cuộc đời mỗi ngày mỗi ngắn, để bước chân non dài những con đường.
Đụng tới thơ thì chỉ cảm thôi, không có gì phải nói nữa. Thế mà những ý tưởng cũng cứ này sinh.
NHỮNG CON ĐƯỜNG. Những con đường nào? Những cuộc đời. Những cuộc đời nào? Tại sao mỗi ngày mỗi ngắn? Mỗi ngày mỗi dài mới phải chứ? Tôi đã từng rao giảng, có nhiều cuộc đời, có cuộc 5 năm 10 năm, có cuộc 70 năm 80 năm, và có thể dài hơn nữa. Cuộc đi cuộc ở cuộc chờ cứ dài ra mãi mà! Sao lại ngắn?
Lại những con đường.
Ngày 20 tháng 11, học trò đến thăm thầy thăm cô. Những con đường thầy cô đã đi. Ngày nay, những bước chân non có còn đi trên con đường đó hay không? Không chắc. Vì con đường không chỉ một.
Tạm thông qua đi.
Bất ngờ, những bó hoa và tập sách dẫn tôi tới đường link “Không có SGK nào phù hợp với chương trình mà tôi đang dạy” Tôi lại nghĩ Không có SGK nào phù hợp với con đường mà tôi đang đi. Sự vụ này có ra là do khách và chủ đánh đố nhau ba chữ cái SGK với Sư Giác Kiến và Sách Giáo Khoa. Vốn đó là ý của một ông thầy dạy học sinh điếc. Có thể chăng từ đó ý tưởng này lại dẫn đến hình ảnh tìm đường phù hợp cho những người mù. Người mù dắt người mù là không được rồi. Nhưng thỉnh thoảng trên những con đường, vẫn có những người mù với chiếc gậy nhỏ trên tay, vừa dò đường vừa đi trông cũng rất phù hợp cho chính họ. Kiểu này nghe có vẻ phù hợp với những bước chân non nhỉ!
20/11 và những con đường đã dẫn ta đi khá xa rồi.
Hãy tạm dừng bước đi.
Ngồi lại. Lặng yên. Hít thở cho cõi lòng tự sáng.
| sgk, phương thảo am, ngày 20/11, cùng các em Duy, Ken, thầy Nghĩa, cô Hoa, cô Phương... nhớ quý Thầy Cô |
-------
“Như trường tôi, do điều kiện cơ sở vật chất thiếu thốn, nên mảng nghề chỉ có may với thủ công mỹ nghệ. Nhưng những nghề này không nhiều cơ hội việc làm. Trong khi nguyện vọng thiết thực của các em học sinh khuyết tật là mong muốn được học những nghề như mát xa, nail (làm móng), rồi những nghề làm đẹp như cắt tóc,... đó là những nghề thiết thực mà cũng phù hợp với khả năng các em. Địa phương cũng đồng hành hỗ trợ chúng tôi nhưng vẫn không thường xuyên, đứt đoạn. Các em thường tâm sự với chúng tôi là rất buồn”.
Tôi thì chẳng nghĩ gì nhiều trong những ngày này. Việc chính vẫn là làm vườn. Nhưng những điều các bạn, các anh chị và các em chia sẻ, tâm sự cũng gợi lên một vài hình ảnh về quá khứ, vài dạng ký ức và suy tưởng.
Một là Nhớ ơn Đức Phật. Nhớ ơn các bậc Tổ, các vị Thầy đã khai mở con đường tâm linh.
Hai là nhớ các thầy cô với câu hát rất trẻ ngày xưa: Ai nâng cánh ước mơ cho em, là thầy cô không quản ngày đêm, ai dạy dỗ chúng em nên người...
Ba là câu thơ của anh Hồ Ngạc Ngữ: Có những cuộc đời mỗi ngày mỗi ngắn, để bước chân non dài những con đường.
Đụng tới thơ thì chỉ cảm thôi, không có gì phải nói nữa. Thế mà những ý tưởng cũng cứ này sinh.
NHỮNG CON ĐƯỜNG. Những con đường nào? Những cuộc đời. Những cuộc đời nào? Tại sao mỗi ngày mỗi ngắn? Mỗi ngày mỗi dài mới phải chứ? Tôi đã từng rao giảng, có nhiều cuộc đời, có cuộc 5 năm 10 năm, có cuộc 70 năm 80 năm, và có thể dài hơn nữa. Cuộc đi cuộc ở cuộc chờ cứ dài ra mãi mà! Sao lại ngắn?
Lại những con đường.
Ngày 20 tháng 11, học trò đến thăm thầy thăm cô. Những con đường thầy cô đã đi. Ngày nay, những bước chân non có còn đi trên con đường đó hay không? Không chắc. Vì con đường không chỉ một.
Tạm thông qua đi.
Bất ngờ, những bó hoa và tập sách dẫn tôi tới đường link “Không có SGK nào phù hợp với chương trình mà tôi đang dạy” Tôi lại nghĩ Không có SGK nào phù hợp với con đường mà tôi đang đi. Sự vụ này có ra là do khách và chủ đánh đố nhau ba chữ cái SGK với Sư Giác Kiến và Sách Giáo Khoa. Vốn đó là ý của một ông thầy dạy học sinh điếc. Có thể chăng từ đó ý tưởng này lại dẫn đến hình ảnh tìm đường phù hợp cho những người mù. Người mù dắt người mù là không được rồi. Nhưng thỉnh thoảng trên những con đường, vẫn có những người mù với chiếc gậy nhỏ trên tay, vừa dò đường vừa đi trông cũng rất phù hợp cho chính họ. Kiểu này nghe có vẻ phù hợp với những bước chân non nhỉ!
20/11 và những con đường đã dẫn ta đi khá xa rồi.
Hãy tạm dừng bước đi.
Ngồi lại. Lặng yên. Hít thở cho cõi lòng tự sáng.
| sgk, phương thảo am, ngày 20/11, cùng các em Duy, Ken, thầy Nghĩa, cô Hoa, cô Phương... nhớ quý Thầy Cô |
-------
“Không có SGK nào phù hợp với chương trình mà tôi đang dạy”
14/11/2018 20:46 GMT+7
- Đó là chia sẻ thực lòng của thầy giáo khiếm thính Nguyễn Duy Quang với lãnh đạo Bộ GD-ĐT về những khó khăn trong quá trình dạy trẻ khuyết tật.
Sáng 14/11, Bộ GD-ĐT đã tổ chức gặp mặt 48 giáo viên tiêu biểu trong công tác dạy học sinh khuyết tật trong chương trình Chia sẻ cùng thầy cô.
Tại buổi gặp gỡ với Thứ trưởng Bộ GD-ĐT Nguyễn Văn Phúc, các giáo viên đã bày tỏ mong muốn được hỗ trợ về các chính sách, chương trình... để khắc phục những khó khăn khi dạy trẻ khuyết tật.
Anh Nguyễn Duy Quang (Trường Nuôi dạy trẻ khiếm thính Lâm Đồng) với kinh nghiệm gần 5 năm dạy học sinh điếc, cho biết trường mình dạy hiện đã có cấp Tiểu học và mới đây đã mở thêm chương trình cấp THCS.
Tuy nhiên, các giáo viên như anh gặp rất nhiều khó khăn. Đặc biệt, do không có sách giáo khoa đặc thù dành riêng cho trẻ điếc nên việc tiếp thu của học sinh gặp nhiều trở ngại.
“Không có sách giáo khoa nào mà phù hợp với chương trình hiện nay mà tôi đang dạy”, anh Quang nêu lên thực tế mà chính những người giáo viên như anh đang phải quờ quạng.
Thầy giáo khiếm thính cho biết, hiện nay số người câm điếc ở Việt Nam khá lớn, khoảng 2,6 triệu người. Tuy nhiên, họ đang bị tách biệt với xã hội, chưa được tạo điều kiện để hòa nhập.
Anh Nguyễn Duy Quang (giáo viên Trường Nuôi dạy trẻ khiếm thính Lâm Đồng) dùng ngôn ngữ ký hiệu để chia sẻ những nỗi niềm của mình. |
Anh Quang mong muốn Bộ GD-ĐT nghiên cứu biên soạn chương trình, sách giáo khoa riêng, phù hợp với học sinh sử dụng ngôn ngữ ký hiệu.
Cùng đó, có những chính sách thúc đẩy giáo dục cho trẻ khiếm thính, cần có những chương trình học cao hơn để các em có thể theo đuổi nguyện vọng học tập của mình.
Cô giáo Phạm Thu Thanh (Trường Phổ thông đặc biệt Nguyễn Đình Chiểu, TP Hồ Chí Minh) đề nghị Bộ GD-ĐT xem xét hỗ trợ để có một bộ sách cho học sinh khiếm thị. “Hiện nay, để có bộ sách giáo khoa khoa chữ nổi cho các em khuyết tật học, thường chúng tôi phải mua một bộ SGK bên ngoài về, sau đó đánh chữ nổi lên vào máy in”.
Công việc này thực sự tốn nhiều thời gian và công sức. Nếu như theo lộ trình sắp tới là sẽ đổi SGK thì đó là một thách thức lớn đối với giáo viên và học sinh khiếm thị. Bởi giáo viên sẽ phải ngồi gõ từng chữ nổi một rồi sau đó mới in ra”.
Cô giáo Phạm Thu Thanh (Trường Phổ thông đặc biệt Nguyễn Đình Chiểu, TP Hồ Chí Minh) |
Cô giáo Trần Thị Tín Nghĩa cho hay, mục tiêu của các trường là trang bị kiến thức văn hóa và kiến thức nghề để các em khuyết tật có thể hòa nhập vào xã hội. Trang bị kiến thức văn hóa đã thực hiện tương đối nhưng kiến thức nghề thì những giáo viên như chị cảm thấy rất băn khoăn chuyện các em có thể sống được khi vào đời.
“Như trường tôi, do điều kiện cơ sở vật chất thiếu thốn, nên mảng nghề chỉ có may với thủ công mỹ nghệ. Nhưng những nghề này không nhiều cơ hội việc làm. Trong khi nguyện vọng thiết thực của các em học sinh khuyết tật là mong muốn được học những nghề như mát xa, nail (làm móng), rồi những nghề làm đẹp như cắt tóc,... đó là những nghề thiết thực mà cũng phù hợp với khả năng các em. Địa phương cũng đồng hành hỗ trợ chúng tôi nhưng vẫn không thường xuyên, đứt đoạn. Các em thường tâm sự với chúng tôi là rất buồn”.
Cô giáo Trần Thị Tín Nghĩa |
Tại buổi lễ, Thứ trưởng Bộ GD-ĐT Nguyễn Văn Phúc gửi lời tri ân những hy sinh, cống hiến của các giáo viên dạy trẻ khuyết tật và cho biết sẽ tiếp thu các ý kiến đầy tâm huyết.
Thứ trưởng Nguyễn Văn Phúc và Bí thư TƯ Đoàn Bùi Quang Huy đã trao tặng bằng khen của Bộ trưởng và Bộ GD-ĐT và sổ tiết kiệm trị giá 10 triệu đồng cho 48 thầy cô giáo.
Thứ trưởng Bộ GD-ĐT Nguyễn Văn Phúc trao bằng khen cho các giáo viên dạy trẻ khuyết tật tiêu biểu. Ảnh: Thanh Hùng |
Năm nay, TƯ Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam tiếp tục phối hợp với Bộ GD-ĐT, Tập đoàn Thiên Long tổ chức chương trình “Chia sẻ cùng thầy cô”. Đối tượng được tuyên dương là nhà giáo đang dạy học sinh khuyết tật trong cơ sở giáo dục chuyên biệt, trung tâm hỗ trợ phát triển giáo dục hòa nhập và trung tâm bảo trợ xã hội thuộc Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, Bộ GD-ĐT.
Sau 2 tháng kể từ khi phát động chương trình, ban tổ chức đã lựa chọn và tuyên dương 48 gương thầy cô giáo từ các tỉnh, thành phố trên cả nước.
Người nhiều tuổi nhất là thầy giáo Vy Văn Vọng (sinh năm 1961), giáo viên Cơ sở bảo trợ xã hội tổng hợp tỉnh Lạng Sơn; người trẻ tuổi nhất sinh năm 1990 là cô giáo Đoàn Thị Nhật Phương, giáo viên Trung tâm nuôi dạy trẻ khuyết tật Võ Hồng Sơn, tỉnh Quảng Ngãi và cô giáo Nguyễn Thị Dang, giáo viên Trường Chuyên biệt Hy vọng Quy Nhơn, tỉnh Bình Định. Người có thời gian tham gia dạy lâu năm nhất là cô giáo Nguyễn Thị Thu Hiếu, giáo viên Trường Tiểu học Lê Hồng Phong, tỉnh Thái Bình, từ năm 1985 tới nay.
Thanh Hùng
No comments:
Post a Comment