tạp ghi của Giác Kiến







Pages

31.10.16

Bình Yên Nội Tại

Khi nuôi dưỡng bình yên nội tại
Thì cần chi phải nhiều lời.

29.10.16

Ham mê chán tiếc: điều vô cùng thú vị

Nói về phương tiện đi lại, chú tài xế nói hãng xe nọ sắp nghỉ rồi. Theo chú, lý do là xe cũ, giường hẹp, không có nhà vệ sinh, không có xe trung chuyển... Ừ, bên cạnh nhu cầu thiết thực, thì ham thích và chán bỏ là chuyện thường thôi. Về đến cổng vườn, nhìn bộ bàn ghế đá, chú học trò bảo, khi chưa có bàn ghế thì người ta cứ tới đó mà ngồi, dù chỉ là mấy hòn đá cuội. Giờ có ghế bàn đường hoàng thì chẳng ai ngồi. Ừ, thì bên cạnh nhu cầu thiết thực, ham thích và chán bỏ là chuyện thường thôi. 
Nói vậy thôi, chứ biết chắc là không phải thế đâu. Thấy vậy nhưng không phải vậy.

Chuyện 2 chú nói nhắc tôi một việc vô cùng quan trọng, đó là sống. 

22.10.16

Triết lý giáo dục: Nuôi dưỡng trái tim

Hôm qua, đọc lại những gì liên quan đến khái niệm công nghệ giáo dục của Gs. Hồ Ngọc Đại, để qua một bên những tiêu cực không thể tránh được, tôi thấy thấp thoáng đâu đó có một triết lý giáo dục mới có thể chạm đến con tim và khối óc của từng người học. Biết vậy, nhưng tôi chưa có điều kiện tìm hiểu về triết lý giáo dục của Gs. Hồ Ngọc Đại. Hôm nay, tình cờ xem video clip này của Richard Williams, tức Prince Ea, I JUST SUED THE SCHOOL SYSTEM, tôi lại nhớ đến lời đức Dalai Lama về giáo dục. Đó là giáo dục nuôi dưỡng trái tim. Nói chính xác theo Ngài là Giáo dục trái tim - Educating the heart. Đó là giáo dục nuôi dưỡng lòng thương yêu, lòng trắc ẩn trong con người.





21.10.16

SGK và sgk

Mấy bạn thân thân đôi lần tỏ vẻ ngợ ngợ khi gặp chữ tắt SGK và sgk, dù biết đơn giản SGK hay sgk chỉ là tình cờ ngẫu nhiên thôi. SGK hay sgk cũng là Sư Giác Kiến, cũng là sách giáo khoa tất. Tôi cũng đùa rằng SGK và sgk đâu có khác. Khi chia sẻ và hướng dẫn cho các bạn trẻ học và thực hành thiền, có lần, tôi thấy sgk không hơn SGK là mấy. Tiếp ý của các bậc thầy đi trước, tôi cũng đã tự nhủ, trí óc tôi chứa đầy tri thức vụn, chỉ để sẻ chia như kiến thức ban đầu. Còn tinh hoa lời Thế Tôn chỉ dạy, vẫn đợi chờ khai, mở, sống em ơi!

19.10.16

Đầu tư giáo dục vì lợi nhuận

Cách đây khoảng hơn một năm, tôi có chia sẻ trên trang phuongthaoam mấy ý kiến về vấn đề "khi đầu tiên không phải là tiền đâu." Mấy ý kiến đó phản ánh thực trạng "vì lợi" và "không vì lợi" của các cơ sở Phật giáo. 
Một số thân hữu đã tỏ ý biểu đồng vì họ đã chứng kiến và nhiều lần bức xúc về thực trạng vì lợi nhuận ở một số cơ sở Phật giáo làm ảnh hưởng chung đến Phật giáo. 

18.10.16

SINH NHẬT TRĂNG - thơ Hồ Ngạc Ngữ

Tôi xin bài thơ này của nhà thơ Hồ Ngạc Ngữ để chia sẻ lại cho Khoa và Dương như một món quà sinh nhật muộn.
Sinh nhật Khoa đúng ngày Rằm tháng Tám. Sinh nhật Dương đúng ngày Rằm tháng Chín. Cả hai ngày tôi đều đi vắng.
Còn thơ Hồ Ngạc Ngữ, tôi đọc thường xuyên trên FB của nhà thơ. Thơ Hồ Ngạc Ngữ quá hay và tôi rất thích.
Tôi không thể chỉ thể hiện sự ngưỡng mộ của mình bằng một cái nhấp like trên FB của nhà thơ, mà rất muốn viết về thơ ông. Nhưng không đủ sức. Đành xin, chép và chia sẻ để nhiều người cùng đọc, và mong một ngày được diện kiến và hầu chuyện cùng nhà thơ.
Về bài thơ Sinh nhật trăng này, nếu tôi được phép, tôi đề nghị nên đưa vào sách giáo khoa để học sinh nhiều thế hệ được học.


Hồ Ngạc Ngữ
FB Hồ Ngạc Ngữ

SINH NHẬT TRĂNG

Trăng có tự bao giờ
Mà muôn đời tươi trẻ
Từ khi ta còn bé
Vẫn chơi đùa cùng trăng

10.10.16

Đức Dalai Lama cầu an

Đức Dalai Lama là một tu sĩ Phật giáo Tây Tạng. Do ảnh hưởng của Ngài trong cộng đồng Phật giáo thế giới rất lớn, nên rất nhiều người, kể cả những người không theo Phật giáo, kính Ngài như là một vị lãnh đạo tinh thần của Phật giáo hiện nay. Năm nay Ngài đã ngoài 80 tuổi. Ngài luôn có phong cách rất trẻ trung và thực tế.
Lúc 10 giờ 10 phút ngày 10 tháng 10 năm hai ngàn 10, Ngài đến tham dự Lễ Cầu nguyện Hòa bình Thế giới tại thành phố Pune, Ấn Độ. Phát biểu khai mạc buổi lễ, Ngài nói rằng Ngài vẫn thường cầu nguyện trong những giờ ngồi thiền mỗi ngày. Nhưng ngài không tin là chỉ cầu nguyện thôi có thể mang lại bình an và làm cho thế giới này tốt hơn. Hàng ngàn năm rồi người ta vẫn cầu, nhưng đâu dễ an. Theo ngài, bình an không đến từ sự cầu nguyện, mà bình an có được là do chính hành động của con người. Hành động bắt nguồn từ động cơ và suy nghĩ. Suy nghĩ và động cơ tốt thì hành động sẽ tốt. Suy nghĩ hạnh phúc thì hành động theo sau sẽ mang lại hạnh phúc.
Đó là góc nhìn của Đức Dalai Lama về cầu an. Tham dự buổi cầu nguyện an bình hôm đó, còn có Kiran Bedi, cựu nữ cảnh sát danh tiếng Ấn Độ và Tami Simon, sáng lập Công ty truyền thông Chân Âm.



.........................................
........................................
........................................
Tính từ ngày đó đến nay là tròn 6 năm.
Hình thức cầu an của Ngài mãi cứ làm tôi suy nghĩ....

Con bướm trắng

Thấy hơi thở như này thì quả là tài!


8.10.16

Hậu tìm tiền

Sau những ngày tìm tiền, tôi muốn viết một bài về kinh nghiệm quý báu này. Nhưng rồi duyên không đủ. Đành hẹn.
Hẹn. Lại gặp cái này.

Lòng lại tự hỏi. Cái gì đây?
Giác Kiến