Con đường dẫn đến hạnh phúc là con đường “trung đạo.” Đức Phật Gotama đã nói như thế. Trung đạo trong ngôn ngữ mà đức Phật dùng thời ấy là majjhimā patipadā. Con đường này không giống với con đường tìm cầu hạnh phúc của số đông người đời từ xưa đến nay.
Hạnh phúc của số đông
Người đời phần đông tìm hạnh phúc trong việc thỏa mãn các giác quan của mình, như mắt thấy, tai nghe, mũi ngửi, lưỡi nếm, thân xúc chạm, và ý nghĩ suy. Mắt thấy cảnh hợp ý thì vui. Vui nhiều thì hạnh phúc nhiều, con người nghĩ vậy. Tai nghe lời thuận hợp, mũi ngửi mùi thơm, lưỡi nếm vị ngon, thân xúc chạm êm dịu thì vui. Ý nghĩ điều phù hợp với tâm tưởng của mình thì vui. Cứ như vậy, vui nhiều thì hạnh phúc nhiều.
Hạnh phúc theo cái nhìn của người giác ngộ
Đức Phật, khi đã giác ngộ hoàn toàn, có cái nhìn khác về hạnh phúc và con đường đưa đến hạnh phúc. Hạnh phúc do sự thỏa mãn các giác quan mang lại rất phù du, có đó rồi mất đó. Hạnh phúc đó không bền vững. Hạnh phúc đó hoàn toàn phụ thuộc các giác quan và đối tượng của các giác quan. Khi đối tượng của các giác quan, như hình sắc, âm thanh, ... có mặt và phù hợp với tâm tưởng thì hạnh phúc có mặt. Khi các đối tượng đó thay đổi và tan hoại thì hạnh phúc cũng tan theo. Lại nữa, dù đối tượng có tồn tại lâu dài, mắt tai mũi lưỡi cũng không thể tồn tại trong điều kiện tốt mãi, đủ để con người vui đùa với các đối tượng của nó được. Ai đã từng sống được đôi chục năm trên đời đều có thể thấy rằng, mắt tai mũi lưỡi thân ý mang lại hạnh phúc cho con người bao nhiêu, thì cũng chính mắt tai mũi lưỡi thân ý đem lại khổ đau cho con người bấy nhiêu. Với nhiều người, hạnh phúc thì chẳng bao nhiêu, mà khổ đau thì nhiều vô kể. Lịch sử và văn thơ nói lên điều này rất rõ.
Người giác ngộ không phủ nhận sự có mặt của nguồn hạnh phúc ấy. Điểm khác của người giác ngộ là, để giải quyết cái khổ của mình và của loài người, người giác ngộ sống hạnh phúc trong sự tỉnh thức và trong sáng của tâm trí ngay trong giây phút hiện tại, bây giờ và ở đây.
Con đường dẫn đến hạnh phúc
Khi con người tin rằng, hạnh phúc là thỏa mãn các giác quan, họ luôn tìm mọi cơ hội để tìm kiếm, gần gũi và chấp giữ những đối tượng phù hợp. Con đường tìm kiếm này thông thường không ít thử thách và luôn đưa đến tranh chấp. Trong môi trường tranh chấp, người tìm cầu hạnh phúc không còn tự do hứng chí dấn thân trước thử thách và say mê hướng đến đạt được hạnh phúc nữa, mà để bảo toàn sự an ổn cho mình, người tìm cầu hạnh phúc thường gây không ít khổ đau cho người khác, và theo luật nhân quả, rồi cũng phải tự chuốc lấy không ít khổ đau cho mình. Và như thế, nghịch lý thay, con đường đưa đến “hạnh phúc” của số đông là con đường khổ đau. Nói cách khác, đơn giản hơn, khổ đau không thể mang lại hạnh phúc, mà chỉ có hạnh phúc mới mang lại hạnh phúc. Đây là cơ sở cho lập luận rằng không có con đường đưa đến hạnh phúc, mà con đường chính là hạnh phúc.(*) Vậy con đường đó là gì? Tất nhiên không phải con đường thỏa mãn các giác quan. Con đường dẫn đến hạnh phúc là con đường trở về với hiện tại, sống trọn vẹn từng giây trong tỉnh thức để thanh lọc và khai sáng tâm trí mình. Đức Phật gọi con đường đó là trung đạo, majjhimā patipadā.
Con đường trung đạo
Con đường trung đạo tránh được hai sai lầm cực đoan.
Một cực đoan là tham đắm trong các dục, qua việc tìm kiếm hạnh phúc bằng cách thỏa mãn các giác quan. Cực đoan này đã nói ở trên.
Cực đoan thứ hai là đầy đọa các giác quan vì thấy rằng thỏa mãn các giác quan không thực sự mang lại hạnh phúc. Thực ra, đây là phản ứng rất sai lầm và liều lĩnh của người thất vọng trong việc tìm cầu hạnh phúc bằng cách thỏa mãn các giác quan. Đó là hành động của người chưa giác ngộ.
Tránh hai cực đoan đó, đức Phật chỉ dạy con đường trung đạo. Đây là con đường dẫn đến hiểu biết và tầm nhìn, con đường mang lại an vui, trong sáng, trí tuệ, giác ngộ và hạnh phúc lâu bền.
Con đường này đức Phật đã đi qua, các bậc thầy giác ngộ đã đi qua.
Con đường này gồm tám yếu tố: Quan điểm và thấy biết đúng đắn, thái độ và suy nghĩ đúng đắn, lời nói đúng đắn, hành động đúng đắn, nghề nghiệp đúng đắn, nỗ lực đúng đắn, nhớ nghĩ đúng đắn và định tâm đúng đắn.
Con đường này sách sử đã ghi lại nhiều. Các nhà tư tưởng, các nhà truyền giáo cũng đã tìm hiểu và bàn luận nhiều. Người thực sự muốn sống đời hạnh phúc không phải nhọc sức nói nhiều về con đường này nữa. Chỉ cần trở về với giây phút hiện tại, dừng lại, đứng ngay nơi mình đang đứng, nhìn rõ thân tâm và hành hoạt của mình thì hạnh phúc bắt đầu có mặt. Người thực sự muốn sống hạnh phúc chỉ còn một việc phải làm là nuôi dưỡng nguồn hạnh phúc đó theo tám yếu tố mà người giác ngộ đã chỉ rõ. Đó là con đường hạnh phúc.
Hạnh phúc của số đông
Người đời phần đông tìm hạnh phúc trong việc thỏa mãn các giác quan của mình, như mắt thấy, tai nghe, mũi ngửi, lưỡi nếm, thân xúc chạm, và ý nghĩ suy. Mắt thấy cảnh hợp ý thì vui. Vui nhiều thì hạnh phúc nhiều, con người nghĩ vậy. Tai nghe lời thuận hợp, mũi ngửi mùi thơm, lưỡi nếm vị ngon, thân xúc chạm êm dịu thì vui. Ý nghĩ điều phù hợp với tâm tưởng của mình thì vui. Cứ như vậy, vui nhiều thì hạnh phúc nhiều.
Hạnh phúc theo cái nhìn của người giác ngộ
Đức Phật, khi đã giác ngộ hoàn toàn, có cái nhìn khác về hạnh phúc và con đường đưa đến hạnh phúc. Hạnh phúc do sự thỏa mãn các giác quan mang lại rất phù du, có đó rồi mất đó. Hạnh phúc đó không bền vững. Hạnh phúc đó hoàn toàn phụ thuộc các giác quan và đối tượng của các giác quan. Khi đối tượng của các giác quan, như hình sắc, âm thanh, ... có mặt và phù hợp với tâm tưởng thì hạnh phúc có mặt. Khi các đối tượng đó thay đổi và tan hoại thì hạnh phúc cũng tan theo. Lại nữa, dù đối tượng có tồn tại lâu dài, mắt tai mũi lưỡi cũng không thể tồn tại trong điều kiện tốt mãi, đủ để con người vui đùa với các đối tượng của nó được. Ai đã từng sống được đôi chục năm trên đời đều có thể thấy rằng, mắt tai mũi lưỡi thân ý mang lại hạnh phúc cho con người bao nhiêu, thì cũng chính mắt tai mũi lưỡi thân ý đem lại khổ đau cho con người bấy nhiêu. Với nhiều người, hạnh phúc thì chẳng bao nhiêu, mà khổ đau thì nhiều vô kể. Lịch sử và văn thơ nói lên điều này rất rõ.
Người giác ngộ không phủ nhận sự có mặt của nguồn hạnh phúc ấy. Điểm khác của người giác ngộ là, để giải quyết cái khổ của mình và của loài người, người giác ngộ sống hạnh phúc trong sự tỉnh thức và trong sáng của tâm trí ngay trong giây phút hiện tại, bây giờ và ở đây.
Con đường dẫn đến hạnh phúc
Khi con người tin rằng, hạnh phúc là thỏa mãn các giác quan, họ luôn tìm mọi cơ hội để tìm kiếm, gần gũi và chấp giữ những đối tượng phù hợp. Con đường tìm kiếm này thông thường không ít thử thách và luôn đưa đến tranh chấp. Trong môi trường tranh chấp, người tìm cầu hạnh phúc không còn tự do hứng chí dấn thân trước thử thách và say mê hướng đến đạt được hạnh phúc nữa, mà để bảo toàn sự an ổn cho mình, người tìm cầu hạnh phúc thường gây không ít khổ đau cho người khác, và theo luật nhân quả, rồi cũng phải tự chuốc lấy không ít khổ đau cho mình. Và như thế, nghịch lý thay, con đường đưa đến “hạnh phúc” của số đông là con đường khổ đau. Nói cách khác, đơn giản hơn, khổ đau không thể mang lại hạnh phúc, mà chỉ có hạnh phúc mới mang lại hạnh phúc. Đây là cơ sở cho lập luận rằng không có con đường đưa đến hạnh phúc, mà con đường chính là hạnh phúc.(*) Vậy con đường đó là gì? Tất nhiên không phải con đường thỏa mãn các giác quan. Con đường dẫn đến hạnh phúc là con đường trở về với hiện tại, sống trọn vẹn từng giây trong tỉnh thức để thanh lọc và khai sáng tâm trí mình. Đức Phật gọi con đường đó là trung đạo, majjhimā patipadā.
Con đường trung đạo
Con đường trung đạo tránh được hai sai lầm cực đoan.
Một cực đoan là tham đắm trong các dục, qua việc tìm kiếm hạnh phúc bằng cách thỏa mãn các giác quan. Cực đoan này đã nói ở trên.
Cực đoan thứ hai là đầy đọa các giác quan vì thấy rằng thỏa mãn các giác quan không thực sự mang lại hạnh phúc. Thực ra, đây là phản ứng rất sai lầm và liều lĩnh của người thất vọng trong việc tìm cầu hạnh phúc bằng cách thỏa mãn các giác quan. Đó là hành động của người chưa giác ngộ.
Tránh hai cực đoan đó, đức Phật chỉ dạy con đường trung đạo. Đây là con đường dẫn đến hiểu biết và tầm nhìn, con đường mang lại an vui, trong sáng, trí tuệ, giác ngộ và hạnh phúc lâu bền.
Con đường này đức Phật đã đi qua, các bậc thầy giác ngộ đã đi qua.
Con đường này gồm tám yếu tố: Quan điểm và thấy biết đúng đắn, thái độ và suy nghĩ đúng đắn, lời nói đúng đắn, hành động đúng đắn, nghề nghiệp đúng đắn, nỗ lực đúng đắn, nhớ nghĩ đúng đắn và định tâm đúng đắn.
Con đường này sách sử đã ghi lại nhiều. Các nhà tư tưởng, các nhà truyền giáo cũng đã tìm hiểu và bàn luận nhiều. Người thực sự muốn sống đời hạnh phúc không phải nhọc sức nói nhiều về con đường này nữa. Chỉ cần trở về với giây phút hiện tại, dừng lại, đứng ngay nơi mình đang đứng, nhìn rõ thân tâm và hành hoạt của mình thì hạnh phúc bắt đầu có mặt. Người thực sự muốn sống hạnh phúc chỉ còn một việc phải làm là nuôi dưỡng nguồn hạnh phúc đó theo tám yếu tố mà người giác ngộ đã chỉ rõ. Đó là con đường hạnh phúc.
Giác Kiến
(*) Với người học pháp tu thiền trong Phật giáo, gọi con đường hạnh phúckhông có gì là khó hiểu. Với mọi người nói chung, người đang từng giờ từng phút mưu cầu hạnh phúc nhưng hạnh phúc cứ mãi tuột khỏi tầm tay, gọi con đường trung đạo là con đường dẫn đến hạnh phúc thì dễ hiểu hơn.
No comments:
Post a Comment