Chẳng có ai cả
Có một cuốn sách mỏng, có tựa là Chẳng có ai cả. Tác giả cuốn sách là thiền sư Ajahn Chah, do một người Việt sưu tầm và soạn dịch. Tôi có đọc qua vài trang nhưng không nhớ lắm. Tôi chỉ mường tượng và suy đoán rằng, thiền sư Ajahn Chah không nói có ai hay không có ai trong hay ngoài cuốn sách. Điều thiền sư muốn nói là tinh thần chẳng có ai cả. Đó là tinh thần không chấp dính vào một con người thực thể nào, dù ta hay người.
Sống với tinh thần chẳng có ai cả thì con người sẽ có hạnh phúc, gia đình ấm êm, xã hội an hòa. Nhưng không biết từ khi nào, con người vốn sống với thói quen suy nghĩ có tôi, có người. Từ đó, mọi phân biệt nảy sinh. Kéo theo đó là bao nhiêu tranh chấp lớn nhỏ, đàn áp, mưu hại. Và hậu quả là khổ đau trùm lên cá nhân, gia đình, xã hội.
Hỏi bác google thử, thì thấy quyển sách mỏng đó ở đây. Do Tỳ khưu Khánh Hỷ chuyển dịch.
Để sống với tinh thần chẳng có ai cả, có lẽ chuyển hóa thói quen sống có tôi có người là điều rất cần. Tất nhiên không dễ. Có một cách tập sống với tinh thần chẳng có ai cả mà ai cũng có thể thực hành được. Đó là chẳng làm gì cả.
Có một cuốn sách mỏng, có tựa là Chẳng có ai cả. Tác giả cuốn sách là thiền sư Ajahn Chah, do một người Việt sưu tầm và soạn dịch. Tôi có đọc qua vài trang nhưng không nhớ lắm. Tôi chỉ mường tượng và suy đoán rằng, thiền sư Ajahn Chah không nói có ai hay không có ai trong hay ngoài cuốn sách. Điều thiền sư muốn nói là tinh thần chẳng có ai cả. Đó là tinh thần không chấp dính vào một con người thực thể nào, dù ta hay người.
Sống với tinh thần chẳng có ai cả thì con người sẽ có hạnh phúc, gia đình ấm êm, xã hội an hòa. Nhưng không biết từ khi nào, con người vốn sống với thói quen suy nghĩ có tôi, có người. Từ đó, mọi phân biệt nảy sinh. Kéo theo đó là bao nhiêu tranh chấp lớn nhỏ, đàn áp, mưu hại. Và hậu quả là khổ đau trùm lên cá nhân, gia đình, xã hội.
Hỏi bác google thử, thì thấy quyển sách mỏng đó ở đây. Do Tỳ khưu Khánh Hỷ chuyển dịch.
Để sống với tinh thần chẳng có ai cả, có lẽ chuyển hóa thói quen sống có tôi có người là điều rất cần. Tất nhiên không dễ. Có một cách tập sống với tinh thần chẳng có ai cả mà ai cũng có thể thực hành được. Đó là chẳng làm gì cả.
Chẳng làm gì cả
Chẳng làm gì cả là một nguồn hạnh phúc. Tôi nói với Phật tử tại tịnh xá Ngọc Quang về nguồn hạnh phúc này vào tối 14, đêm trước ngày Phật đản Rằm tháng Tư Pl. 2556, Dl. 2012. Gần 100 người nghe, nhưng rất ít người chia sẻ đồng cảm với tôi. Họ hiểu thế nào là chẳng làm gì cả. Nhưng có hai lý do khiến người ta khó chấp nhận tinh thần này. Một là thói quen phải làm điều gì đó. Cuốc đất, trồng rau, lau nhà, dạy học, sửa máy, đọc sách, xem tivi, hát karaoke... Người ta ngồi không không được. Hai là xu hướng bên ngoài, người nào cũng làm làm, không việc này thì việc khác, mình ngồi không thấy kì, khó chịu, lại sợ người ta cười là làm biếng hay không biết việc. Phải tìm việc gì đó mà làm.
Họ không biết rằng chẳng làm gì cả sẽ đem lại cho họ sức mạnh và hạnh phúc. Chẳng làm gì cả là cơ hội giúp họ sống với tinh thần chẳng có ai cả. Được như vậy họ sẽ là người có sức mạnh và hạnh phúc.
Chẳng làm gì cả là một nguồn hạnh phúc. Tôi nói với Phật tử tại tịnh xá Ngọc Quang về nguồn hạnh phúc này vào tối 14, đêm trước ngày Phật đản Rằm tháng Tư Pl. 2556, Dl. 2012. Gần 100 người nghe, nhưng rất ít người chia sẻ đồng cảm với tôi. Họ hiểu thế nào là chẳng làm gì cả. Nhưng có hai lý do khiến người ta khó chấp nhận tinh thần này. Một là thói quen phải làm điều gì đó. Cuốc đất, trồng rau, lau nhà, dạy học, sửa máy, đọc sách, xem tivi, hát karaoke... Người ta ngồi không không được. Hai là xu hướng bên ngoài, người nào cũng làm làm, không việc này thì việc khác, mình ngồi không thấy kì, khó chịu, lại sợ người ta cười là làm biếng hay không biết việc. Phải tìm việc gì đó mà làm.
Họ không biết rằng chẳng làm gì cả sẽ đem lại cho họ sức mạnh và hạnh phúc. Chẳng làm gì cả là cơ hội giúp họ sống với tinh thần chẳng có ai cả. Được như vậy họ sẽ là người có sức mạnh và hạnh phúc.
Thế nào là chẳng làm gì cả
Chẳng làm gì cả là dừng lại mọi hành hoạt của mình. Thân dừng lại, không làm gì hết, đi cũng nghỉ, đứng cũng nghỉ, ngồi cũng nghỉ, nằm cũng nghỉ. Miệng dừng lại, không nói gì hết. Ý dừng lại, không nghĩ gì hết. Nói theo nhà đạo học, thì gọi là, tịnh tâm bớt nói ngưng làm, lần lần nhập thánh siêu phàm từ đây (Bài thơ tả Ý). Còn nói theo kiểu nhà thơ thì, dừng lại là đã tới nơi. Quê hương là chỗ ta ngồi ngay đây. Quê hương là trái tim đầy. Quê hương là phút đắng cay bây giờ (Lê Đình Bích). Hay nói đơn giản nhất theo kiểu các nhà làm biếng trong ánh sáng của thiền học (Thiền Quang), thì gọi là, ngồi chơi. Ngồi chơi và biết rõ mình đang ngồi chơi là chẳng làm gì cả.
Sức mạnh của dừng lại
Người biết ngồi chơi, biết dừng lại chẳng làm gì cả là người biết nuôi dưỡng sức mạnh của mình. Để trải nghiệm sức mạnh của chẳng làm gì cả, bạn thử ngừng đọc, đừng đọc nữa. Xếp chân ngồi lại. 10 phút thôi. Ngồi lưng thẳng. Mắt nhắm. Nhận biết những gì diễn ra trên thân thể của mình. Nếu tâm tưởng của bạn hoạt động mạnh khiến bạn không thể tập trung ghi nhận những gì diễn ra trên thân thể, thì bạn có thể ghi nhận những gì diễn ra trong tâm tưởng. Còn nếu bạn có thể nhận biết những gì diễn ra trên thân thể được, thì hãy tập trung một điểm, chỗ xúc chạm giữa hơi thở và chóp mũi, trên môi trên. Tập trung như vậy được 5 phút liên tục, thì sức mạnh tinh thần của bạn sẽ tăng đáng kể. Rồi, bạn thực hành thử đi. Bạn sẽ thấy sức mạnh của dừng lại chẳng làm gì cả.
Hạnh phúc của chẳng làm gì cả
Chẳng làm gì cả 10 phút, bạn có thấy hạnh phúc không? Ngồi chơi 10 phút trong tỉnh thức, bạn có thấy hạnh phúc không? Không. Có. Cả hai. Cả ba đều phải. Trong 10 phút, nếu bạn tập trung được, bạn sẽ thấy đầu óc sáng suốt. Nơi đó, bạn sẽ nhận ra một nguồn hạnh phúc. Nếu không tập trung được, bạn có thể thấy suy nghĩ của bạn rối bời. Chúng bay loạn lên như đàn ong. Nếu đây là lần đầu tiên bạn tập như thế, rối bời, với bạn, có thể là khổ đau. Nhưng rối bời là rối bời. Ong là ong. Ong nào chẳng bay. Xưa nay nó vốn rối bời như vậy rồi mà. Bình thường thôi. Điểm khác là bạn bắt đầu nhận ra bạn có rối bời trong tâm tưởng. Nếu bạn tập trung và bình tâm thấy rõ, rồi bời là bình thường, thì như thế là tuyệt vời. Bạn đã có hạnh phúc rồi đó. Đó là hạnh phúc của dừng lại chẳng làm gì cả đó.
Chúc bạn luôn hạnh phúc.
Giác Kiến
---------------------------------------
PS. Nếu chưa đọc bài này, thì mời bạn đọc qua cho vui: Con đường dẫn đến hạnh phúc
No comments:
Post a Comment