Ai đánh thức, không cho xã hội ngủ, người ấy là trí thức, bất kể họ là ai.Cao Huy Thuần
Trong loạt bài nói chuyện với các anh em học thiền gần đây, tôi thấy anh em bắt đầu quan tâm nhiều đến "tỉnh thức". Tỉnh thức không phải là điều gì mới. Tỉnh thức cũng không cần phải đặt trong ngoặc kép. Nhưng ở đây, tôi phải đặt từ này trong ngoặc kép vì nhiều lý do.
Thứ nhất, tỉnh thức đang nổi lên như một trào lưu. Đã là trào lưu, tỉnh thức chắc hẳn được hiểu theo nhiều dạng, nhiều chiều, nhiều cấp độ khác nhau. Và như thế, những người đang dùng từ tỉnh thức có tỉnh thức về hiện tượng này hay không?
Thứ hai, tỉnh thức có thể được dùng như một từ phổ thông, ai cũng hiểu được, không nhiều thì ít. Đồng thời, tỉnh thức có thể được dùng như một thuật ngữ, chỉ một chuyên môn trong Phật giáo. Một từ được dùng trong hai ngữ cảnh khác nhau, nghĩa chắc hẳn khác nhau.
Thứ ba, (qua cách diễn đạt của một số bạn, tôi cảm nhận) dường như từ tỉnh thức trong Phật giáo bị hiểu nhầm (cùng với từ chánh niệm) khi từ này được sử dụng rộng rãi.
Sống tỉnh thức. Sống tỉnh thức là sống thế nào? Đi nhẹ nhàng vào đời bằng bước chân tỉnh thức. Thế nào là bước chân tỉnh thức? Có thực vào đời bằng bước chân tỉnh thức đó được không? Ăn trong tỉnh thức. Ăn có chánh niệm. Là ăn sao? Và nhiều câu hỏi nữa. Tưởng đơn giản mà không đơn giản.
Cùng chia sẻ và trao đổi với anh em về tỉnh thức, tôi thường bắt đầu câu chuyện của thầy Cao Huy Thuần khi ông bàn về trí thức. Ông nói: "Ai đánh thức, không cho xã hội ngủ, người ấy là trí thức, bất kể họ là ai."
Tôi dẫn nguồn của câu nói trên ở đây để anh em tham khảo. Có duyên, chúng ta sẽ bàn về tỉnh thức sau.
Ps:
Dường như cũng có lần ông dẫn lời J.P.Sartre và nói rằng trí thức là người làm những việc chẳng ăn nhập gì đến họ, “s’occupe de ce qui ne le regarde pas”, họ “xớ rớ” vào những chuyện không liên quan gì đến họ, ấy là vì họ xem rằng đó là chuyện của chính họ, chuyện không phải của họ mà họ thấy là của họ, cái thấy đó làm họ trở thành trí thức. (chưa rõ nguồn).
--------------------
http://tiasang.com.vn/-dien-dan/giua-dat-va-troi-53
Giữa đất và trời
Rất khó định nghĩa thế nào là một người trí thức, nhưng bất cứ người trí thức nào cũng có lúc phải đặt câu hỏi cho chính mình: giữa những nguyên tắc trong veo mà mình nuôi dưỡng trong đầu với thực tế trái ngược mà mình phải đương đầu trước mắt, có thể nào dung hòa được không trong hành động?
Gác qua một bên định nghĩa về người trí thức, hầu như ai cũng nhận rằng trăn trở về câu hỏi nói trên là một trăn trở trí thức, dù cho người đang gặp vấn đề có phải là người trí thức hay không. Giải quyết khúc mắc ấy như thế nào là tùy mỗi người, có bao nhiêu người thì có bấy nhiêu câu trả lời. Lịch sử, văn chương, để lại thiếu gì câu trả lời nổi tiếng, lắm khi bằng chính thân mạng. Nhưng dù trả lời thế nào đi nữa, câu hỏi cũng gây nhức nhối tận trong xương tủy tuy bề ngoài có khi vẫn phải phơn phớt nói cười. Trí thức là người đau với câu hỏi ấy, bởi vì đó là câu hỏi bi đát trong bản chất, nhất là đối với những người trí thức «dấn thân».Tôi mượn dưới đây hai trường hợp, hai nhân vật, hai tác phẩm văn chương, hai tác giả lừng danh không phải chỉ trong văn học Pháp mà cả thế giới, quá quen thuộc với thế hệ chúng tôi và chắc cả bây giờ, hai trường hợp điển hình, hai thế đứng cực đoan giữa trời và đất, để nói lên một tâm sự chắc chắn không phải là riêng.
Nhân vật thứ nhất là anh hùng của cả một thế hệ trẻ Pháp, chói sáng như một ngôi sao lịch sử của thời nội chiến Tây Ban Nha và tác giả của quyển L’espoir (Hy Vọng), nửa tiểu thuyết nửa tự truyện. Malraux là người trí thức lựa chọn đứng hai chân dính đất.
Nội chiến Tây Ban Nha xảy ra giữa tháng 7 năm 1936. Quân đội của phe hữu mà thủ lĩnh là Franco nổi loạn chống lại chính quyền Cộng hòa vừa thành lập. Máy bay của phát xít Ý và của Hitler yểm trợ đắc lực quân nổi loạn. Nước Pháp tiến bộ của Mặt trận Bình dân chia rẽ trầm trọng giữa hai khuynh hướng: can thiệp hay không để bảo vệ nền Cộng hòa Tây Ban Nha non trẻ? Rốt cuộc, trong gần ba năm chiến tranh tàn khốc, chính phủ tiến bộ của Pháp cầm lòng làm khách bàng quang. Ai sẽ cứu nước Tây Ban Nha tiến bộ? Liên Xô! Từ tháng 10-1936, lấy cớ Đức và Ý đã can thiệp vào nội tình Tây Ban Nha, Liên Xô từ bỏ hiệp ước bất can thiệp vừa ký, tham gia trận chiến.Cùng với tham chiến của Liên Xô, từng đoàn Chí nguyện quân quốc tế xông vào chiến trường, dồn sức nặng của cánh tả cộng sản vào tận chính trường của nội bộ phe Cộng hòa.
Với danh tiếng của mình, Malraux xông trận từ khi nghe nổ phát súng đầu tiên. Anh hùng cá nhân? Tác giả đi tìm nguồn hứng cho tiểu thuyết? Dù nói gì đi nữa, không ai phủ nhận sự dấn thân thật lòng, toàn vẹn của Malraux cho lý tưởng cao cả. Chiến trường thiếu máy bay chống trả? Ông vận động kiếm được một số máy bay cũ, thành lập những phi đoàn tác chiến, chiến đấu dũng cảm, tạo được nhiều chiến công đáng kể, góp phần thay đổi bộ mặt của chiến trường. Chiến công, nghị lực, can đảm, hiểm nguy, ông làm sống lại hào hùng của ông và của chiến hữu qua những nhân vật trong L’Espoir, hâm nóng lên trong huyết quản bao nhiêu dòng máu thanh niên thời ấy. Quá nhỏ bé so với máy bay đối phương, toàn bộ phi đoàn của ông bị tiêu diệt, phi vụ cuối cùng của ông chấm dứt vào tháng 2 năm sau, 1937. Malraux tiếp tục chiến đấu trên lĩnh vực chính trị cho đến khi chiến tranh kết thúc trong tắm máu, Cộng hòa Tây Ban Nha chưa sống tròn ba tuổi.
Nhưng chiến tranh Tây Ban Nha không phải chỉ là một nội chiến mà là hai: nội chiến thứ hai diễn ra giữa các chiến hữu Cộng hòa với nhau - giữa những người cộng sản với những người vô chính phủ và trốt kít để giành nhau quyền lãnh đạo chính trị. Nhiều tên tuổi lớn trong trí thức cánh tả tố cáo sức nặng của cánh Stalin. Hàng ngàn dân quân của phe vô chính phủ bị tàn sát vào tháng 7 và tháng 8 năm 1937. POUM, đảng của họ, bị đứt đầu. Malraux không phải cộng sản; lòng của ông gần với phe vô chính phủ hơn. Nhưng Malraux lặng yên, không thốt một lời. Từ đầu, ông đã ủng hộ cánh cộng sản, bởi vì, trong nhận định của ông, chỉ những người cộng sản mới có thể thành lập một quân đội hữu hiệu, và chỉ một quân đội mới húc được một quân đội. Với Liên Xô cũng vậy, ông cho rằng chỉ Liên Xô mới đánh nhau được với địch, bởi vì nước Pháp nước Anh dân chủ đã ngoảnh mặt làm ngơ. Còn ai nữa ngoài Liên Xô để tiếp tế súng đạn? Hơn thế nữa, từ khi Hitler lên cầm quyền năm 1933, ông đã thấy phát xít là nguy cơ lớn nhất, trước sau gì cũng không đội chung được một trời. Ông cũng đã thấy chính sách hòa hoãn với Hitler của Anh, của Pháp, đã mất tin tưởng nhìn một Mặt trận Bình dân yếu xìu trước sức vóc mỗi ngày mỗi mạnh của cường bạo ở bên kia biên giới. Còn ai nữa để lựa chọn ngoài Liên Xô? Chiến tranh Tây Ban Nha xác nhận tin tưởng của ông: chỉ phe cộng sản mới đủ kỷ luật và lực lượng cần thiết để đánh nhau với phát xít. Lại nữa, có chiến tranh nào mà không phân hai rành rọt giữa địch và ta? Biết đâu là ta, đâu là địch, chuyện ấy ưu tiên số một. Phát xít không phải do Stalin tạo ra; nó đã có mặt trước khi Stalin chỉ đích danh vào mặt nó: Mi là kẻ thù! Cùng điểm mặt địch thủ như vậy, làm sao không đứng chung với Liên Xô? Với phe cộng sản? Lòng ông, Malraux gần cánh vô chính phủ, nhưng ông từ chối không đứng cùng phe với những người chiến đấu cho một chiến trận hão huyền. Số phận của Hy Vọng chỉ có thể đặt vào một bàn tay hữu hiệu.
Hữu hiệu! Đó là châm ngôn trong hành động của Malraux. Tất cả đều phải được nhìn dưới con mắt hữu hiệu. L’espoir, cuốn truyện tôn vinh sự can đảm và ý thức danh dự của nhân dân Tây Ban Nha, lững lờ không kể chiến lược giành quyền lực của phe cộng sản hoặc có nói đến thì cũng chỉ diễn tả như giai đoạn cần thiết để tổ chức chiến trận mà mục tiêu là «chuyển biến hăng say cách mạng thành kỷ luật cách mạng». Khuynh hướng vô chính phủ không có vai trò trong chiến tranh, vì muốn hữu hiệu thì phải kỷ luật.
Vì hữu hiệu, vì kỷ luật sắt, Malraux đã lựa chọn im lặng. Ông đã im lặng khi Andres Nin, thủ lãnh POUM, bị bắt, bị tra tấn, bị thanh toán do lệnh của Stalin. Ông đã im lặng khi Stalin bịa đặt tội ác để thanh trừng đối thủ trong các vụ án chấn động. Bằng im lặng, ông đã đem danh tiếng của ông để bảo kê cho những sự việc mà chắc trong thâm tâm ông không thể chấp nhận được. Đã «dấn thân», người trí thức phải im lặng như thế? Đã hành động thì phải chọn phe, và đã chọn phe thì phải từ bỏ đầu óc phán đoán? Phải nói ngôn từ chính thống? Phải làm giá thú vĩnh viễn với thực tế, dù thực tế đó có làm xốn xang ruột gan? Malraux hẳn có lý lẽ để tự biện minh: phát xít là kẻ tử thù, là cái Ác thậm nguy, không được làm gì, nói gì có hại cho phe ta để làm lợi cho địch. Nhưng ít nhất, đi với ma, chẳng lẽ trong đầu không biết rằng mình đang mặc áo giấy? Đã đành, khi hành động, đạo đức của trách nhiệm có khi phải thắng đạo đức của niềm tin, nhưng nếu đánh mất niềm tin, còn gì là trí thức? Chẳng lẽ sự thật của người trí thức «dấn thân» chỉ là sự thật nửa vời, vầng trăng của người «dấn thân» luôn luôn là vầng trăng khuyết?
Thế đấy, dù thế nào mặc lòng, người trí thức Malraux dứt khoát đứng chặt hai chân trên đất. Ở thái cực đằng kia, một người trí thức khác, một nhà văn khác, một mẫu mực danh tiếng khác của cùng thời đại, lựa chọn một cách đứng khác: đâu đó giữa đất với trời. Hàng trăm sách vở và luận án trên thế giới đã viết về cách đứng của Camus; ở đây tôi xin hạn chế trong một vở kịch, Les Justes (Những người chính trực).
Camus là người viết tiểu thuyết về số phận bi đát của con người cô đơn chống lại mọi thần thánh, ở trên trời cũng như trong Lịch sử đã diễn ra hay đang diễn ra trước mắt. Camus là triết gia xốn xang về kiếp sống vô lý của con người, chẳng biết đâu là cứu cánh, đâu là ý nghĩa. Camus là nhà đạo đức chống lại mọi áp bức làm con người thấp xuống. Camus là chứng nhân của thời đại, vừa gần vừa xa, nơi mà sự thật và giả dối gần nhau trong nhá nhem. Camus là tất cả những tính cách đó, và chính vì vậy mà ông cứ sống hoài, nhất là trong giới trẻ. Nhưng Camus còn nhiều hơn thế nữa, và, hơn thế nữa, ông là người của lương tâm. Chỉ lương tâm mới nâng con người lên trên số kiếp của mình. Chỉ lương tâm mới làm con người mạnh hơn cái ác, cao hơn cái chết. Người có lương tâm không bao giờ chịu thua. «Trong chiến tranh cũng như trong hòa bình, lời nói cuối cùng thuộc về những người không bao giờ đầu hàng», đó là tiêu chí của tờ báo kháng chiến Combat mà ông là cây bút chính. Camus từ chối danh hiệu « dấn thân » theo nghĩa của thời đại, bởi vì người làm văn chương, nghệ thuật, người trí thức nói chung, có một dấn thân cao hơn: «Trong thế giới của bản án tử hình như thế giới chúng ta đang sống, người nghệ sĩ là người làm chứng cho cái gì trong con người từ chối không chịu chết».
Từ chối… Đó là thái độ của người nổi loạn, L’Homme révolté, nhan đề quyển sách gây tranh luận sôi nổi của Camus. Thế nào là một người nổi loạn? Đó là người nói «không». Nhưng nếu người ấy từ chối, người ấy không từ bỏ: đó cũng là người nói «có» ngay từ cử chỉ đầu tiên. Sự nổi loạn tiêu cực nhất, chẳng hạn sự nổi loạn của một tên nô lệ bất chợt chống lại mệnh lệnh của chủ, vẫn chứa đựng một yếu tố tích cực: nếu tôi từ chối làm một hành động gì mà người khác bắt tôi làm, chính là vì trong thâm tâm tôi mơ hồ đã có một ý muốn làm trái lại, chính là vì trong con người đã có một cái gì mà nơi đó con người tìm thấy chính mình, dù chỉ trong khoảnh khắc. Bởi vậy: tôi nổi loạn vậy là tôi hiện hữu.
Đó là điểm khác biệt căn bản giữa nổi loạn và cách mạng, theo Camus. Trong nổi loạn, điểm khởi hành là «có» trước khi nói «không». Cách mạng, trái lại, bắt đầu bằng «không», một phủ định tuyệt đối, một chữ «không» tuyệt đối, và buộc mọi người phải chấp nhận hậu quả của thứ «không» ấy để chế tạo ra một thứ «có» hứa hẹn nơi một chân trời xa tít huyền hoặc. Nói như vậy không có nghĩa là từ chối lịch sử, không chịu nhìn bánh xe lịch sử đang quay; nói vậy là từ chối thái độ biến lịch sử thành một tuyệt đối trong đó con người không còn chút tự do để bảo vệ chút phần tinh túy của mình khỏi bị lịch sử nghiền nát. «Nỗi khổ trên đời không cho phép tôi tin rằng cái gì cũng tốt dưới mặt trời và trong lịch sử ; mặt trời dạy cho tôi biết rằng lịch sử không phải là tất cả». Trong thời điểm bắt đầu chiến tranh lạnh, khi hai bên đều tự cho mình là hiện thân của Lịch sử, nói như vậy là phạm húy đối với chính phe của mình, phe tả: Camus đã chẳng bắt đầu hành trình của ông như một đảng viên cộng sản đó sao? Phạm húy đó khiến Sartre giật nẩy mình, trách bạn đồng hành đã đặt mọi giá trị của con người vào cuộc «chiến đấu chống lại trời» và quên đứt những hoàn cảnh thực tế và lịch sử của hành động.
Nhưng lịch sử sẽ đi đến đâu? Đâu là tương lai? Đâu là tương lai của con người? Từ ngày tư tưởng Âu châu tuyên bố «thượng đế chết rồi», những tội ác nhân danh thượng đế đã nhường chỗ cho những tội ác nhân danh Lý trí, nhân danh Lịch sử. Thượng đế chết, còn lại con người. Và chính con người nổi loạn sẽ cùng nhau chống lại Lịch sử đang biến thành tuyệt đối như Thượng đế. Cùng nhau? Con người không phải cô đơn? Không! «Tôi nổi loạn vậy tôi hiện hữu»; nhưng bao nhiêu bất công xảy ra trước mắt khiến ta hiểu rằng không phải ta nổi loạn chỉ vì ta phải chịu một áp bức mà lắm lúc còn vì thấy người khác bị áp bức: cá nhân người nỗi loạn có khả năng trùng hợp mình với kẻ khác. Địa ngục, không phải là kẻ khác, như Sartre nói. Trong kinh nghiệm của kiếp sống phi lý, đau khổ là cá nhân, nhưng hễ bắt đầu nổi loạn là ngay từ cử chỉ đầu tiên, sự nổi loạn lập tức ý thức được rằng mình là tập thể, mình phiêu lưu với tập thể. Do đó: tôi nổi loạn vậy chúng ta hiện hữu. Vứt cô đơn ra khỏi con người, mang đến cho con người một lý lẽ trong hành động, không đứng bên cạnh những vĩ nhân đang làm lịch sử mà bên cạnh những người đang chịu đựng lịch sử: trong một thế giới không còn thượng đế nhưng vẫn còn tính thiêng liêng, cá nhân chan hòa trong một khái niệm phúc lợi chung, nổi loạn trở thành huynh đệ. Trong cuốn truyện La Peste (Dịch Tả), ý ấy là căn bản: cả tập thể cùng nhau chống lại dịch tả. Dịch tả hoành hành trong một thành phố bị bao vây, chuột rúc và người chết, người còn lại phải «chấp nhận sống không biết ngày mai và sống một mình đối mặt với trời», trong hoàn cảnh đó, con người bỗng thấy mình trước hết là cô đơn nhưng lập tức để thấy mình liên đới, thấy bi kịch là tập thể, thấy số phận cá nhân của mình không tách rời khỏi lịch sử tập thể, nghĩa là dịch tả và những cảm xúc mà tất cả cùng chia sẻ. Chống lại dịch tả, tức là «dứt khoát lựa chọn phe của nạn nhân» và «liên kết mọi người trong những niềm tin duy nhất mà họ cùng nhau san sẻ : tình yêu, đau khổ, lưu đày». «Không cần phải là thánh và từ chối chấp nhận thiên tai, con người hãy cùng nhau cố gắng trở thành y sĩ» và thế là dịch tả thối lui.
Vậy: tôi nổi loạn vậy tôi hiện hữu, vậy chúng ta hiện hữu. Chúng ta hiện hữu, chúng ta đang hiện hữu chứ không phải chúng ta sẽ hiện hữu. Không có tương lai nào hứa hẹn ở xa thẳm. Tương lai nằm ngay ở đây, nằm trong hiện tại. Sự nổi loạn, khi đối mặt với Lịch sử, nói thêm rằng: thay vì giết và chết để sản xuất ra cái con người mà chúng ta thấy không phải là chúng ta, ta phải sống và làm cho chung quanh sống để sáng tạo ra con người mà chúng ta đang là. Chúng ta đang là, chứ không phải chúng ta sẽ là. Dịch tả dạy cho ông bác sĩ Rieux trong cuốn truyện rằng con người không phải là một khái niệm, mà là những thớ thịt đang rung, là máu, là gân, là «những tình cảm lớn nhưng đơn giản và vĩnh cửu», là thù ghét, là thương yêu, là nước mắt, là cười vui, là đau khổ, là hạnh phúc, tất cả đan kết và nẩy nở với nhau trong tận thâm sâu để tạo ra khuôn mặt của mỗi số phận. Con người không phải là khái niệm trừu tượng. Trừu tượng hóa là giết nó. Công lý cũng vậy, không phải chỉ là khái niệm : «công lý vừa là khái niệm vừa là hơi thở ấm áp của tâm hồn».Thay vì gửi con người đi để chết trong những thiên đường xa xôi, hãy tránh cho con người những cực đoan đầy rẫy trong lịch sử và hãy để nó sống trong quê nhà thân yêu của nó, trong xứ sở của chừng mực, vừa phải, độ lượng mà nó nhận là văn minh. Nó cần may lại cái gì đã rách, trả lại cho công lý khuôn mặt người, chống lại nô lệ, dối trá, khủng bố - ba điều khủng khiếp của thời đại đã làm con người câm nín trước con người, nhắm mắt trước nhau, cụt tay với nhau. Đừng tưởng sự chừng mực đó đưa đến tầm thường: nó luôn luôn buộc tâm trí phải căng thẳng, phải sáng tạo, để sức mạnh không biến thành bạo lực, để cứu cánh biết tìm những phương tiện đúng, để trách nhiệm biết đo lường, tội phạm biết đo lường, hiểm nguy biết đo lường, chống lại những tuyệt đối giả dối của tín điều, của cải đạo. Hãy bắt đầu bước đi với chút tính người mà ta khám phá trong ta để chinh phục lại con người mà ta có, thay vì từ khước con người để chế tạo ra con người tưởng tượng. Chừng mực: ấy là học sống và chết; và để thành người, phải từ chối làm thần thánh. Đó là bài học rốt ráo của tác phẩm L’Homme révolté, Con người nổi loạn. Từ chối thần thánh để cùng nhau tranh đấu và chia sẻ số phận. Để vượt qua bất công, chuyên chế, khủng bố. Sự độ lượng chân thật nhất với tương lai là trao hết tất cả cho hiện tại.
Tôi phải nói đôi lời như thế về Con người nổi loạn trước khi bắt qua vở kịch Les Justes. Bởi vì, trong vở kịch, Camus bước thêm bước nữa: không phải ông chỉ nói về nổi loạn mà còn về hành động của nổi loạn. Chống dịch tả, chống bạo chúa, đã đành, nhưng chống thế nào? Thế nào để chính ta không trở thành dịch tả, thế nào để ta không mất ta?
Vở kịch lấy hứng từ một chuyện lịch sử có thật : chuyện ném bom của một nhóm khủng bố Nga, năm 1905, dưới danh nghĩa tổ chiến đấu của đảng xã hội cách mạng. Phần đông là sinh viên, tất cả đều trẻ, họ hăng say, lý tưởng, nhưng ít nhất một người trong bọn họ muốn rằng mình ném bom mà không phải là sát nhân. Đó là Kaliayev, nhân vật chính. Anh này và bạn bè sống thường xuyên trong nghịch cảnh: họ lựa chọn cái nghề giết người, tuy họ là trí thức, bởi vì họ nghĩ rằng cách mạng chỉ có thể tiến bước nhờ những quả bom công lý ; nhưng đồng thời họ từ khước, không biện minh tính cách chính đáng của phương tiện họ dùng, họ nhận họ có tội đã làm đổ máu, dù đó là máu của những người có tội, và họ đòi hỏi phải được chết để trả giá cho những đời sống mà họ đã giết. Hành động giết của họ là cần thiết nhưng không tha thứ được: ám sát, đối với họ, có ý nghĩa như thế.
Màn thứ nhất mở lên: năm người khủng bố, Dora, Boris, Ivan Kaliayev, Stepan và Alexis, quyết định giết Quận công Serge khi xe ngựa đưa ông đến nhà hát lớn. Kaliayev được chọn để ném bom, nhưng sự lựa chọn này không làm Stepan vừa ý. Trước mắt anh, Kaliayev, người yêu của Dora và thi sĩ, quá đặc biệt để làm một người cách mạng, thường tự đặt ra quá nhiều vấn đề, phân tích quá rõ từng điểm khác biệt nơi người này người nọ, khiến một phần nào đó nơi kẻ thù không phải là kẻ thù. Muốn ném bom, phải chai sạn như Stepan. Tù ngục, roi vọt, đã dạy anh ta vứt bỏ tất cả mọi tình cảm, suy luận tinh tế, không cần biện minh gì nữa cả, chỉ còn là cái máy giết. Thực tế chứng minh nhận xét của Stepan : khi xe ngựa diễu đến trong tầm tay của Kaliayev, anh bỗng thấy hai đứa bé ngồi cạnh Quận công, bất ngờ, và anh không ném. Giết trẻ con không phải là nghề của anh.
Tổ họp lại để kiểm điểm. Câu hỏi hàng vạn trẻ em Nga đang đói, sá gì hai đứa bé sang trọng kia, nếu quả bom mở ra chân trời no ấm cho các em ấy? Lựa chọn gì: bác ái? băng bó vết thương qua ngày? hay cách mạng để chữa lành mọi vết thương, trong hiện tại và tương lai? Trả lời của Dora: Kaliayev nhận giết vì cái chết của ông Quận công mở ra sớm hơn tương lai trong đó trẻ em Nga không còn chết đói nữa. Nhưng cái chết của hai đứa cháu nhỏ có ngăn được một trẻ em nào chết đói đâu? Ngay cả trong phá hoại, vẫn có trật tự, vẫn có giới hạn. Giận dữ của Stepan: cách mạng không có giới hạn, cách mạng có mọi quyền! Phản đối của Kaliayev: tôi hổ thẹn, nhưng tôi không để cho cậu nói thế. Tôi nhận giết để lật đổ chuyên chế. Nhưng đằng sau câu nói của cậu, tôi thấy lừng lững đi tới một chuyên chế mà nếu thực hiện, sẽ biến tôi thành kẻ sát nhân, trong khi tôi muốn làm kẻ trừ bạo. Phân xử của Boris: giết trẻ con là trái với danh dự; và nếu ngày nào đó cách mạng không còn biết đến danh dự nữa, tôi sẽ ngoảnh lưng lại cách mạng.
Vở kịch tiếp tục, hai ngày sau Quận công lại đến nhà hát lớn, Kaliayev ném bom, và lần này thành công. Thành công, không phải vì giết được ông Quận; thành công còn vì đạo đức cách mạng được biện minh: tôi ném bom trên chuyên chế, không phải trên một người. Bị bắt, hình phạt treo cổ không làm anh động lòng. Nhưng thử thách chột dạ mà anh không ngờ là lúc cai ngục báo cho anh biết có người đến thăm và người ấy là bà Quận, quả phụ của nạn nhân anh giết. Anh bằng lòng đã nổi loạn, nhưng bỗng nhiên sự nổi loạn của anh không phải hoàn toàn vô tội và có cái gì đó nơi người có tội không phải hoàn toàn có tội.
-Anh có biết chồng tôi đã làm gì hai giờ trước khi chết? Ngủ. Ngủ trong ghế dựa, hai chân gác lên ghế… như mọi ngày. Chồng tôi ngủ, còn anh, anh chờ đợi chồng tôi trong đêm đen tàn bạo. Một thoáng trắc ẩn trong lòng Kaliayev...
- Anh không muốn cầu nguyện với tôi? Không muốn hối hận?
- Bà hãy để cho tôi sửa soạn cái chết của tôi. Nếu tôi không chết, tôi là kẻ sát nhân.
- Chết? Anh muốn chết? Không. Anh phải sống và bằng lòng làm kẻ sát nhân. Chẳng phải anh đã giết người sao? Thượng đế sẽ biện minh cho anh.
Bà Quận công báo: bà đến để xin ân xá cho Kaliayev.
-Anh muốn tự phán xét anh và tự cứu mình. Anh không thể làm thế được. Thượng đế có thể làm, nếu anh sống. Tôi sẽ xin ân xá.
Đâu được ! Anh phải chết. Vì lòng yêu mến công lý cháy bỏng trong anh, Kaliayev không thể chấp nhận làm tay đao phủ ghê tởm. Anh đã lựa chọn hành động và khủng bố để phụng sự công lý, nhưng anh cũng đồng thời chọn lựa cái chết, chọn lựa lấy mạng đổi mạng, để công lý mang đầy chất sống. Kaliayev từ chối ân xá. Bằng từ chối, hành động được biện minh. Công bằng, chính trực. Người đổi người, máu đổi máu. Đã nhận trách nhiệm giết người vì lý tưởng thì cũng phải nhận điều kiện duy nhất là chết, chết sau nạn nhân.
Anh chết. Người yêu Dora làm gì để sống như anh? Cũng nhận chết như thế. Cô sẽ là người ném bom sau đó. Và cô sẽ chết như thế, để được chết như người yêu, với người yêu, trong một đêm lạnh và cùng một sợi giây treo cổ. Cô sẽ bước đến dây thòng lọng, và, cũng như người yêu, sau đó là một tiếng thây rơi lạc lõng trong đêm. Đừng khóc, các bạn đừng khóc! Các bạn phải thấy đây là ngày biện minh. Giờ này đây, một cái gì vừa bay lên cao, đó là chứng từ của chúng ta, những kẻ nổi loạn: anh ấy không còn là kẻ sát nhân. Một tiếng rơi khủng khiếp! Chỉ cần một tiếng rơi khủng khiếp và anh ấy đã trở về với niềm vui của ấu thơ. Các bạn có nhớ tiếng cười của anh ấy không? Đôi khi anh ấy cười không duyên cớ. Xem kìa, chao ôi, anh ấy trẻ quá chừng! Chắc hẳn anh ấy đang cười. Anh đang cười đấy, mặt úp vào lòng đất !
Trở về với ấu thơ. Với ngây thơ trong trắng. Người nổi loạn trở về với ấu thơ vô tội. Bằng cách chấp nhận trách nhiệm. Bằng cách đặt cái chết ngang hàng với cái chết. Trả mạng bằng mạng. Không sống để đem cứu cánh biện minh cho phương tiện. Cứu cánh biện minh cho phương tiện ? Cũng có thể. Nhưng cái gì biện minh cho cứu cánh? Người nổi loạn trên đây trả lời: phương tiện.
Camus đã hứng chịu đủ loại chỉ trích từ bạn bè phía tả của ông, đặc biệt là của Sartre, linh hồn của trí thức «dấn thân» thời đó. Nhưng khi Camus chết – 47 tuổi! – Sartre đã viết một điếu văn cảm động, tán dương vai trò nổi bật của ông trong văn học, trong tư tưởng, trong lịch sử của một giai đoạn đầy biến động, đề cao tính nhân bản, tính đạo đức, cuộc chiến của Camus chống lại những trâng tráo phũ phàng của các tín đồ thực tế chủ nghĩa.
***
Trong thế hệ của chúng tôi, thế hệ đã sống qua hai cuộc chiến tranh, khó mà không thiên về Sartre, khó mà không đồng tình với sự chọn lựa hiệu quả của Malraux. Chiến tranh vạch ranh giới phân hai giữa ta và địch, khó mà nồng nàn với câu nói của Camus: «Tôi không phải sinh ra cho chính trị bởi vì tôi không có khả năng muốn hoặc nhận cái chết của địch thủ». Nhưng chiến tranh có phải là bối cảnh duy nhất và thường xuyên của lịch sử ? Có phải nằm trong tâm thức thường xuyên và duy nhất của con người? Hoặc là đất hoặc là trời, có phải đó là thái độ tự nhiên của trí thức? «Dấn thân» có phải là không biết đến khoảng cách cần thiết phải có đối với cả cứu cánh? Và cứu cánh nào cho phép ta quay lưng lại với những gì ta yêu, với mặt trời, với nụ cười?
Đã qua rồi giai đoạn đặc biệt trong đó người trí thức có khi đã vui lòng chấp nhận tuyệt đối. Trong đời sống bình thường và nhiệm mầu trong chính bình thường, hãy mở lòng để cho họ sống với những sự thật tương đối, điều kiện tất yếu của sáng tạo, của tiến bộ. Vẫn hai chân trên đất, đầu ngước nhìn trời, họ sẽ cống hiến phần tốt đẹp nhất của họ như thế.
Và cũng như thế, hãy mở lòng chấp nhận cho người trí thức được “quá đặc biệt để làm cách mạng”. Trí thức là người mà chức năng là suy nghĩ chứ không phải hành động như người làm chính trị. Đừng cấm họ ray rứt. Không ray rứt thì không biết đặt lại vấn đề. Không đặt lại vấn đề thì không có tư tưởng. Có thể người trí thức sinh ra để làm phiền, để nói trái lại. Nhưng không có người nói trái thì làm gì có tranh luận, và không có tranh luận, làm sao trưởng thành? Mâu thuẫn là bệnh dằn vặt của người trí thức. “Quá dễ để chết vì mâu thuẫn hơn là sống với mâu thuẫn”, nhân vật Dora trong vở kịch nói như thế về người yêu của mình. Mâu thuẫn lắm khi dẫn đến ngõ cụt trong hành động, và không thiếu gì người trí thức đã bị chỉ trích là lừng khừng trong chiến tranh. Nhưng mâu thuẫn là quy luật của tiến hóa, là đòn bẩy của suy nghĩ. Hãy rộng lượng với họ: không thấy mâu thuẫn thì không rõ mọi tình huống, và ngay cả người đánh trận cũng phải được chỉ cho thấy chỗ sáng chỗ tối, chỗ yếu chỗ mạnh, chỗ được chỗ mất. Người trí thức không thích hợp để làm tay sai hoặc đề sai : họ chỉ có ý kiến để cho, có thể sai có thể đúng, nhưng họ thấy hai mặt. Mâu thuẫn là chỗ họ sống, chỗ họ chết, chỗ họ tự hào, chỗ họ hổ thẹn. Trong hai trường hợp điển hình mà tôi nêu trên đây, một người sống và im lặng trong mâu thuẫn, một người chết vì mâu thuẫn nổi loạn. Đừng tưởng người này sướng người kia khổ, người này thành công người kia thất bại: cả hai đều khổ, ngấm ngầm hoặc bùng nổ. Một người chọn chết trong lòng để sống. Một người chọn sống trong cái chết. Đừng hỏi ai đúng ai sai, nếu cách họ sống và cách họ chết đánh thức suy nghĩ của mọi người. Ai đánh thức, không cho xã hội ngủ, người ấy là trí thức, bất kể họ là ai. Bởi vì trí thức không có vai trò nào khác: họ là, và chỉ là, lương tâm của thời đại.
Chú thích :
(1) Về Malraux : Michel Winock, Le siècle des intellectuels, Seuil 1997.
(2) Về Camus :- Morvan Lebesque, Camus, Seuil 1965 (các trang 95-100, 101, 117, 118).- Pierre -Louis Rey, Camus, L’Homme révolté, Gallimard, 2006 (các trang 62, 67, 70, 91)- Jacqueline Lévi-Valensi (chủ biên), Les critiques de notre temps et Camus, Garnier Frères, 1970 ( trang 155).- Europe (Revue littéraire mensuelle), Albert Camus, 1999 (các trang 6, 9-11).
Nhân vật thứ nhất là anh hùng của cả một thế hệ trẻ Pháp, chói sáng như một ngôi sao lịch sử của thời nội chiến Tây Ban Nha và tác giả của quyển L’espoir (Hy Vọng), nửa tiểu thuyết nửa tự truyện. Malraux là người trí thức lựa chọn đứng hai chân dính đất.
Nội chiến Tây Ban Nha xảy ra giữa tháng 7 năm 1936. Quân đội của phe hữu mà thủ lĩnh là Franco nổi loạn chống lại chính quyền Cộng hòa vừa thành lập. Máy bay của phát xít Ý và của Hitler yểm trợ đắc lực quân nổi loạn. Nước Pháp tiến bộ của Mặt trận Bình dân chia rẽ trầm trọng giữa hai khuynh hướng: can thiệp hay không để bảo vệ nền Cộng hòa Tây Ban Nha non trẻ? Rốt cuộc, trong gần ba năm chiến tranh tàn khốc, chính phủ tiến bộ của Pháp cầm lòng làm khách bàng quang. Ai sẽ cứu nước Tây Ban Nha tiến bộ? Liên Xô! Từ tháng 10-1936, lấy cớ Đức và Ý đã can thiệp vào nội tình Tây Ban Nha, Liên Xô từ bỏ hiệp ước bất can thiệp vừa ký, tham gia trận chiến.Cùng với tham chiến của Liên Xô, từng đoàn Chí nguyện quân quốc tế xông vào chiến trường, dồn sức nặng của cánh tả cộng sản vào tận chính trường của nội bộ phe Cộng hòa.
Với danh tiếng của mình, Malraux xông trận từ khi nghe nổ phát súng đầu tiên. Anh hùng cá nhân? Tác giả đi tìm nguồn hứng cho tiểu thuyết? Dù nói gì đi nữa, không ai phủ nhận sự dấn thân thật lòng, toàn vẹn của Malraux cho lý tưởng cao cả. Chiến trường thiếu máy bay chống trả? Ông vận động kiếm được một số máy bay cũ, thành lập những phi đoàn tác chiến, chiến đấu dũng cảm, tạo được nhiều chiến công đáng kể, góp phần thay đổi bộ mặt của chiến trường. Chiến công, nghị lực, can đảm, hiểm nguy, ông làm sống lại hào hùng của ông và của chiến hữu qua những nhân vật trong L’Espoir, hâm nóng lên trong huyết quản bao nhiêu dòng máu thanh niên thời ấy. Quá nhỏ bé so với máy bay đối phương, toàn bộ phi đoàn của ông bị tiêu diệt, phi vụ cuối cùng của ông chấm dứt vào tháng 2 năm sau, 1937. Malraux tiếp tục chiến đấu trên lĩnh vực chính trị cho đến khi chiến tranh kết thúc trong tắm máu, Cộng hòa Tây Ban Nha chưa sống tròn ba tuổi.
Nhưng chiến tranh Tây Ban Nha không phải chỉ là một nội chiến mà là hai: nội chiến thứ hai diễn ra giữa các chiến hữu Cộng hòa với nhau - giữa những người cộng sản với những người vô chính phủ và trốt kít để giành nhau quyền lãnh đạo chính trị. Nhiều tên tuổi lớn trong trí thức cánh tả tố cáo sức nặng của cánh Stalin. Hàng ngàn dân quân của phe vô chính phủ bị tàn sát vào tháng 7 và tháng 8 năm 1937. POUM, đảng của họ, bị đứt đầu. Malraux không phải cộng sản; lòng của ông gần với phe vô chính phủ hơn. Nhưng Malraux lặng yên, không thốt một lời. Từ đầu, ông đã ủng hộ cánh cộng sản, bởi vì, trong nhận định của ông, chỉ những người cộng sản mới có thể thành lập một quân đội hữu hiệu, và chỉ một quân đội mới húc được một quân đội. Với Liên Xô cũng vậy, ông cho rằng chỉ Liên Xô mới đánh nhau được với địch, bởi vì nước Pháp nước Anh dân chủ đã ngoảnh mặt làm ngơ. Còn ai nữa ngoài Liên Xô để tiếp tế súng đạn? Hơn thế nữa, từ khi Hitler lên cầm quyền năm 1933, ông đã thấy phát xít là nguy cơ lớn nhất, trước sau gì cũng không đội chung được một trời. Ông cũng đã thấy chính sách hòa hoãn với Hitler của Anh, của Pháp, đã mất tin tưởng nhìn một Mặt trận Bình dân yếu xìu trước sức vóc mỗi ngày mỗi mạnh của cường bạo ở bên kia biên giới. Còn ai nữa để lựa chọn ngoài Liên Xô? Chiến tranh Tây Ban Nha xác nhận tin tưởng của ông: chỉ phe cộng sản mới đủ kỷ luật và lực lượng cần thiết để đánh nhau với phát xít. Lại nữa, có chiến tranh nào mà không phân hai rành rọt giữa địch và ta? Biết đâu là ta, đâu là địch, chuyện ấy ưu tiên số một. Phát xít không phải do Stalin tạo ra; nó đã có mặt trước khi Stalin chỉ đích danh vào mặt nó: Mi là kẻ thù! Cùng điểm mặt địch thủ như vậy, làm sao không đứng chung với Liên Xô? Với phe cộng sản? Lòng ông, Malraux gần cánh vô chính phủ, nhưng ông từ chối không đứng cùng phe với những người chiến đấu cho một chiến trận hão huyền. Số phận của Hy Vọng chỉ có thể đặt vào một bàn tay hữu hiệu.
Hữu hiệu! Đó là châm ngôn trong hành động của Malraux. Tất cả đều phải được nhìn dưới con mắt hữu hiệu. L’espoir, cuốn truyện tôn vinh sự can đảm và ý thức danh dự của nhân dân Tây Ban Nha, lững lờ không kể chiến lược giành quyền lực của phe cộng sản hoặc có nói đến thì cũng chỉ diễn tả như giai đoạn cần thiết để tổ chức chiến trận mà mục tiêu là «chuyển biến hăng say cách mạng thành kỷ luật cách mạng». Khuynh hướng vô chính phủ không có vai trò trong chiến tranh, vì muốn hữu hiệu thì phải kỷ luật.
Vì hữu hiệu, vì kỷ luật sắt, Malraux đã lựa chọn im lặng. Ông đã im lặng khi Andres Nin, thủ lãnh POUM, bị bắt, bị tra tấn, bị thanh toán do lệnh của Stalin. Ông đã im lặng khi Stalin bịa đặt tội ác để thanh trừng đối thủ trong các vụ án chấn động. Bằng im lặng, ông đã đem danh tiếng của ông để bảo kê cho những sự việc mà chắc trong thâm tâm ông không thể chấp nhận được. Đã «dấn thân», người trí thức phải im lặng như thế? Đã hành động thì phải chọn phe, và đã chọn phe thì phải từ bỏ đầu óc phán đoán? Phải nói ngôn từ chính thống? Phải làm giá thú vĩnh viễn với thực tế, dù thực tế đó có làm xốn xang ruột gan? Malraux hẳn có lý lẽ để tự biện minh: phát xít là kẻ tử thù, là cái Ác thậm nguy, không được làm gì, nói gì có hại cho phe ta để làm lợi cho địch. Nhưng ít nhất, đi với ma, chẳng lẽ trong đầu không biết rằng mình đang mặc áo giấy? Đã đành, khi hành động, đạo đức của trách nhiệm có khi phải thắng đạo đức của niềm tin, nhưng nếu đánh mất niềm tin, còn gì là trí thức? Chẳng lẽ sự thật của người trí thức «dấn thân» chỉ là sự thật nửa vời, vầng trăng của người «dấn thân» luôn luôn là vầng trăng khuyết?
Thế đấy, dù thế nào mặc lòng, người trí thức Malraux dứt khoát đứng chặt hai chân trên đất. Ở thái cực đằng kia, một người trí thức khác, một nhà văn khác, một mẫu mực danh tiếng khác của cùng thời đại, lựa chọn một cách đứng khác: đâu đó giữa đất với trời. Hàng trăm sách vở và luận án trên thế giới đã viết về cách đứng của Camus; ở đây tôi xin hạn chế trong một vở kịch, Les Justes (Những người chính trực).
Camus là người viết tiểu thuyết về số phận bi đát của con người cô đơn chống lại mọi thần thánh, ở trên trời cũng như trong Lịch sử đã diễn ra hay đang diễn ra trước mắt. Camus là triết gia xốn xang về kiếp sống vô lý của con người, chẳng biết đâu là cứu cánh, đâu là ý nghĩa. Camus là nhà đạo đức chống lại mọi áp bức làm con người thấp xuống. Camus là chứng nhân của thời đại, vừa gần vừa xa, nơi mà sự thật và giả dối gần nhau trong nhá nhem. Camus là tất cả những tính cách đó, và chính vì vậy mà ông cứ sống hoài, nhất là trong giới trẻ. Nhưng Camus còn nhiều hơn thế nữa, và, hơn thế nữa, ông là người của lương tâm. Chỉ lương tâm mới nâng con người lên trên số kiếp của mình. Chỉ lương tâm mới làm con người mạnh hơn cái ác, cao hơn cái chết. Người có lương tâm không bao giờ chịu thua. «Trong chiến tranh cũng như trong hòa bình, lời nói cuối cùng thuộc về những người không bao giờ đầu hàng», đó là tiêu chí của tờ báo kháng chiến Combat mà ông là cây bút chính. Camus từ chối danh hiệu « dấn thân » theo nghĩa của thời đại, bởi vì người làm văn chương, nghệ thuật, người trí thức nói chung, có một dấn thân cao hơn: «Trong thế giới của bản án tử hình như thế giới chúng ta đang sống, người nghệ sĩ là người làm chứng cho cái gì trong con người từ chối không chịu chết».
Từ chối… Đó là thái độ của người nổi loạn, L’Homme révolté, nhan đề quyển sách gây tranh luận sôi nổi của Camus. Thế nào là một người nổi loạn? Đó là người nói «không». Nhưng nếu người ấy từ chối, người ấy không từ bỏ: đó cũng là người nói «có» ngay từ cử chỉ đầu tiên. Sự nổi loạn tiêu cực nhất, chẳng hạn sự nổi loạn của một tên nô lệ bất chợt chống lại mệnh lệnh của chủ, vẫn chứa đựng một yếu tố tích cực: nếu tôi từ chối làm một hành động gì mà người khác bắt tôi làm, chính là vì trong thâm tâm tôi mơ hồ đã có một ý muốn làm trái lại, chính là vì trong con người đã có một cái gì mà nơi đó con người tìm thấy chính mình, dù chỉ trong khoảnh khắc. Bởi vậy: tôi nổi loạn vậy là tôi hiện hữu.
Đó là điểm khác biệt căn bản giữa nổi loạn và cách mạng, theo Camus. Trong nổi loạn, điểm khởi hành là «có» trước khi nói «không». Cách mạng, trái lại, bắt đầu bằng «không», một phủ định tuyệt đối, một chữ «không» tuyệt đối, và buộc mọi người phải chấp nhận hậu quả của thứ «không» ấy để chế tạo ra một thứ «có» hứa hẹn nơi một chân trời xa tít huyền hoặc. Nói như vậy không có nghĩa là từ chối lịch sử, không chịu nhìn bánh xe lịch sử đang quay; nói vậy là từ chối thái độ biến lịch sử thành một tuyệt đối trong đó con người không còn chút tự do để bảo vệ chút phần tinh túy của mình khỏi bị lịch sử nghiền nát. «Nỗi khổ trên đời không cho phép tôi tin rằng cái gì cũng tốt dưới mặt trời và trong lịch sử ; mặt trời dạy cho tôi biết rằng lịch sử không phải là tất cả». Trong thời điểm bắt đầu chiến tranh lạnh, khi hai bên đều tự cho mình là hiện thân của Lịch sử, nói như vậy là phạm húy đối với chính phe của mình, phe tả: Camus đã chẳng bắt đầu hành trình của ông như một đảng viên cộng sản đó sao? Phạm húy đó khiến Sartre giật nẩy mình, trách bạn đồng hành đã đặt mọi giá trị của con người vào cuộc «chiến đấu chống lại trời» và quên đứt những hoàn cảnh thực tế và lịch sử của hành động.
Nhưng lịch sử sẽ đi đến đâu? Đâu là tương lai? Đâu là tương lai của con người? Từ ngày tư tưởng Âu châu tuyên bố «thượng đế chết rồi», những tội ác nhân danh thượng đế đã nhường chỗ cho những tội ác nhân danh Lý trí, nhân danh Lịch sử. Thượng đế chết, còn lại con người. Và chính con người nổi loạn sẽ cùng nhau chống lại Lịch sử đang biến thành tuyệt đối như Thượng đế. Cùng nhau? Con người không phải cô đơn? Không! «Tôi nổi loạn vậy tôi hiện hữu»; nhưng bao nhiêu bất công xảy ra trước mắt khiến ta hiểu rằng không phải ta nổi loạn chỉ vì ta phải chịu một áp bức mà lắm lúc còn vì thấy người khác bị áp bức: cá nhân người nỗi loạn có khả năng trùng hợp mình với kẻ khác. Địa ngục, không phải là kẻ khác, như Sartre nói. Trong kinh nghiệm của kiếp sống phi lý, đau khổ là cá nhân, nhưng hễ bắt đầu nổi loạn là ngay từ cử chỉ đầu tiên, sự nổi loạn lập tức ý thức được rằng mình là tập thể, mình phiêu lưu với tập thể. Do đó: tôi nổi loạn vậy chúng ta hiện hữu. Vứt cô đơn ra khỏi con người, mang đến cho con người một lý lẽ trong hành động, không đứng bên cạnh những vĩ nhân đang làm lịch sử mà bên cạnh những người đang chịu đựng lịch sử: trong một thế giới không còn thượng đế nhưng vẫn còn tính thiêng liêng, cá nhân chan hòa trong một khái niệm phúc lợi chung, nổi loạn trở thành huynh đệ. Trong cuốn truyện La Peste (Dịch Tả), ý ấy là căn bản: cả tập thể cùng nhau chống lại dịch tả. Dịch tả hoành hành trong một thành phố bị bao vây, chuột rúc và người chết, người còn lại phải «chấp nhận sống không biết ngày mai và sống một mình đối mặt với trời», trong hoàn cảnh đó, con người bỗng thấy mình trước hết là cô đơn nhưng lập tức để thấy mình liên đới, thấy bi kịch là tập thể, thấy số phận cá nhân của mình không tách rời khỏi lịch sử tập thể, nghĩa là dịch tả và những cảm xúc mà tất cả cùng chia sẻ. Chống lại dịch tả, tức là «dứt khoát lựa chọn phe của nạn nhân» và «liên kết mọi người trong những niềm tin duy nhất mà họ cùng nhau san sẻ : tình yêu, đau khổ, lưu đày». «Không cần phải là thánh và từ chối chấp nhận thiên tai, con người hãy cùng nhau cố gắng trở thành y sĩ» và thế là dịch tả thối lui.
Vậy: tôi nổi loạn vậy tôi hiện hữu, vậy chúng ta hiện hữu. Chúng ta hiện hữu, chúng ta đang hiện hữu chứ không phải chúng ta sẽ hiện hữu. Không có tương lai nào hứa hẹn ở xa thẳm. Tương lai nằm ngay ở đây, nằm trong hiện tại. Sự nổi loạn, khi đối mặt với Lịch sử, nói thêm rằng: thay vì giết và chết để sản xuất ra cái con người mà chúng ta thấy không phải là chúng ta, ta phải sống và làm cho chung quanh sống để sáng tạo ra con người mà chúng ta đang là. Chúng ta đang là, chứ không phải chúng ta sẽ là. Dịch tả dạy cho ông bác sĩ Rieux trong cuốn truyện rằng con người không phải là một khái niệm, mà là những thớ thịt đang rung, là máu, là gân, là «những tình cảm lớn nhưng đơn giản và vĩnh cửu», là thù ghét, là thương yêu, là nước mắt, là cười vui, là đau khổ, là hạnh phúc, tất cả đan kết và nẩy nở với nhau trong tận thâm sâu để tạo ra khuôn mặt của mỗi số phận. Con người không phải là khái niệm trừu tượng. Trừu tượng hóa là giết nó. Công lý cũng vậy, không phải chỉ là khái niệm : «công lý vừa là khái niệm vừa là hơi thở ấm áp của tâm hồn».Thay vì gửi con người đi để chết trong những thiên đường xa xôi, hãy tránh cho con người những cực đoan đầy rẫy trong lịch sử và hãy để nó sống trong quê nhà thân yêu của nó, trong xứ sở của chừng mực, vừa phải, độ lượng mà nó nhận là văn minh. Nó cần may lại cái gì đã rách, trả lại cho công lý khuôn mặt người, chống lại nô lệ, dối trá, khủng bố - ba điều khủng khiếp của thời đại đã làm con người câm nín trước con người, nhắm mắt trước nhau, cụt tay với nhau. Đừng tưởng sự chừng mực đó đưa đến tầm thường: nó luôn luôn buộc tâm trí phải căng thẳng, phải sáng tạo, để sức mạnh không biến thành bạo lực, để cứu cánh biết tìm những phương tiện đúng, để trách nhiệm biết đo lường, tội phạm biết đo lường, hiểm nguy biết đo lường, chống lại những tuyệt đối giả dối của tín điều, của cải đạo. Hãy bắt đầu bước đi với chút tính người mà ta khám phá trong ta để chinh phục lại con người mà ta có, thay vì từ khước con người để chế tạo ra con người tưởng tượng. Chừng mực: ấy là học sống và chết; và để thành người, phải từ chối làm thần thánh. Đó là bài học rốt ráo của tác phẩm L’Homme révolté, Con người nổi loạn. Từ chối thần thánh để cùng nhau tranh đấu và chia sẻ số phận. Để vượt qua bất công, chuyên chế, khủng bố. Sự độ lượng chân thật nhất với tương lai là trao hết tất cả cho hiện tại.
Tôi phải nói đôi lời như thế về Con người nổi loạn trước khi bắt qua vở kịch Les Justes. Bởi vì, trong vở kịch, Camus bước thêm bước nữa: không phải ông chỉ nói về nổi loạn mà còn về hành động của nổi loạn. Chống dịch tả, chống bạo chúa, đã đành, nhưng chống thế nào? Thế nào để chính ta không trở thành dịch tả, thế nào để ta không mất ta?
Vở kịch lấy hứng từ một chuyện lịch sử có thật : chuyện ném bom của một nhóm khủng bố Nga, năm 1905, dưới danh nghĩa tổ chiến đấu của đảng xã hội cách mạng. Phần đông là sinh viên, tất cả đều trẻ, họ hăng say, lý tưởng, nhưng ít nhất một người trong bọn họ muốn rằng mình ném bom mà không phải là sát nhân. Đó là Kaliayev, nhân vật chính. Anh này và bạn bè sống thường xuyên trong nghịch cảnh: họ lựa chọn cái nghề giết người, tuy họ là trí thức, bởi vì họ nghĩ rằng cách mạng chỉ có thể tiến bước nhờ những quả bom công lý ; nhưng đồng thời họ từ khước, không biện minh tính cách chính đáng của phương tiện họ dùng, họ nhận họ có tội đã làm đổ máu, dù đó là máu của những người có tội, và họ đòi hỏi phải được chết để trả giá cho những đời sống mà họ đã giết. Hành động giết của họ là cần thiết nhưng không tha thứ được: ám sát, đối với họ, có ý nghĩa như thế.
Màn thứ nhất mở lên: năm người khủng bố, Dora, Boris, Ivan Kaliayev, Stepan và Alexis, quyết định giết Quận công Serge khi xe ngựa đưa ông đến nhà hát lớn. Kaliayev được chọn để ném bom, nhưng sự lựa chọn này không làm Stepan vừa ý. Trước mắt anh, Kaliayev, người yêu của Dora và thi sĩ, quá đặc biệt để làm một người cách mạng, thường tự đặt ra quá nhiều vấn đề, phân tích quá rõ từng điểm khác biệt nơi người này người nọ, khiến một phần nào đó nơi kẻ thù không phải là kẻ thù. Muốn ném bom, phải chai sạn như Stepan. Tù ngục, roi vọt, đã dạy anh ta vứt bỏ tất cả mọi tình cảm, suy luận tinh tế, không cần biện minh gì nữa cả, chỉ còn là cái máy giết. Thực tế chứng minh nhận xét của Stepan : khi xe ngựa diễu đến trong tầm tay của Kaliayev, anh bỗng thấy hai đứa bé ngồi cạnh Quận công, bất ngờ, và anh không ném. Giết trẻ con không phải là nghề của anh.
Tổ họp lại để kiểm điểm. Câu hỏi hàng vạn trẻ em Nga đang đói, sá gì hai đứa bé sang trọng kia, nếu quả bom mở ra chân trời no ấm cho các em ấy? Lựa chọn gì: bác ái? băng bó vết thương qua ngày? hay cách mạng để chữa lành mọi vết thương, trong hiện tại và tương lai? Trả lời của Dora: Kaliayev nhận giết vì cái chết của ông Quận công mở ra sớm hơn tương lai trong đó trẻ em Nga không còn chết đói nữa. Nhưng cái chết của hai đứa cháu nhỏ có ngăn được một trẻ em nào chết đói đâu? Ngay cả trong phá hoại, vẫn có trật tự, vẫn có giới hạn. Giận dữ của Stepan: cách mạng không có giới hạn, cách mạng có mọi quyền! Phản đối của Kaliayev: tôi hổ thẹn, nhưng tôi không để cho cậu nói thế. Tôi nhận giết để lật đổ chuyên chế. Nhưng đằng sau câu nói của cậu, tôi thấy lừng lững đi tới một chuyên chế mà nếu thực hiện, sẽ biến tôi thành kẻ sát nhân, trong khi tôi muốn làm kẻ trừ bạo. Phân xử của Boris: giết trẻ con là trái với danh dự; và nếu ngày nào đó cách mạng không còn biết đến danh dự nữa, tôi sẽ ngoảnh lưng lại cách mạng.
Vở kịch tiếp tục, hai ngày sau Quận công lại đến nhà hát lớn, Kaliayev ném bom, và lần này thành công. Thành công, không phải vì giết được ông Quận; thành công còn vì đạo đức cách mạng được biện minh: tôi ném bom trên chuyên chế, không phải trên một người. Bị bắt, hình phạt treo cổ không làm anh động lòng. Nhưng thử thách chột dạ mà anh không ngờ là lúc cai ngục báo cho anh biết có người đến thăm và người ấy là bà Quận, quả phụ của nạn nhân anh giết. Anh bằng lòng đã nổi loạn, nhưng bỗng nhiên sự nổi loạn của anh không phải hoàn toàn vô tội và có cái gì đó nơi người có tội không phải hoàn toàn có tội.
-Anh có biết chồng tôi đã làm gì hai giờ trước khi chết? Ngủ. Ngủ trong ghế dựa, hai chân gác lên ghế… như mọi ngày. Chồng tôi ngủ, còn anh, anh chờ đợi chồng tôi trong đêm đen tàn bạo. Một thoáng trắc ẩn trong lòng Kaliayev...
- Anh không muốn cầu nguyện với tôi? Không muốn hối hận?
- Bà hãy để cho tôi sửa soạn cái chết của tôi. Nếu tôi không chết, tôi là kẻ sát nhân.
- Chết? Anh muốn chết? Không. Anh phải sống và bằng lòng làm kẻ sát nhân. Chẳng phải anh đã giết người sao? Thượng đế sẽ biện minh cho anh.
Bà Quận công báo: bà đến để xin ân xá cho Kaliayev.
-Anh muốn tự phán xét anh và tự cứu mình. Anh không thể làm thế được. Thượng đế có thể làm, nếu anh sống. Tôi sẽ xin ân xá.
Đâu được ! Anh phải chết. Vì lòng yêu mến công lý cháy bỏng trong anh, Kaliayev không thể chấp nhận làm tay đao phủ ghê tởm. Anh đã lựa chọn hành động và khủng bố để phụng sự công lý, nhưng anh cũng đồng thời chọn lựa cái chết, chọn lựa lấy mạng đổi mạng, để công lý mang đầy chất sống. Kaliayev từ chối ân xá. Bằng từ chối, hành động được biện minh. Công bằng, chính trực. Người đổi người, máu đổi máu. Đã nhận trách nhiệm giết người vì lý tưởng thì cũng phải nhận điều kiện duy nhất là chết, chết sau nạn nhân.
Anh chết. Người yêu Dora làm gì để sống như anh? Cũng nhận chết như thế. Cô sẽ là người ném bom sau đó. Và cô sẽ chết như thế, để được chết như người yêu, với người yêu, trong một đêm lạnh và cùng một sợi giây treo cổ. Cô sẽ bước đến dây thòng lọng, và, cũng như người yêu, sau đó là một tiếng thây rơi lạc lõng trong đêm. Đừng khóc, các bạn đừng khóc! Các bạn phải thấy đây là ngày biện minh. Giờ này đây, một cái gì vừa bay lên cao, đó là chứng từ của chúng ta, những kẻ nổi loạn: anh ấy không còn là kẻ sát nhân. Một tiếng rơi khủng khiếp! Chỉ cần một tiếng rơi khủng khiếp và anh ấy đã trở về với niềm vui của ấu thơ. Các bạn có nhớ tiếng cười của anh ấy không? Đôi khi anh ấy cười không duyên cớ. Xem kìa, chao ôi, anh ấy trẻ quá chừng! Chắc hẳn anh ấy đang cười. Anh đang cười đấy, mặt úp vào lòng đất !
Trở về với ấu thơ. Với ngây thơ trong trắng. Người nổi loạn trở về với ấu thơ vô tội. Bằng cách chấp nhận trách nhiệm. Bằng cách đặt cái chết ngang hàng với cái chết. Trả mạng bằng mạng. Không sống để đem cứu cánh biện minh cho phương tiện. Cứu cánh biện minh cho phương tiện ? Cũng có thể. Nhưng cái gì biện minh cho cứu cánh? Người nổi loạn trên đây trả lời: phương tiện.
Camus đã hứng chịu đủ loại chỉ trích từ bạn bè phía tả của ông, đặc biệt là của Sartre, linh hồn của trí thức «dấn thân» thời đó. Nhưng khi Camus chết – 47 tuổi! – Sartre đã viết một điếu văn cảm động, tán dương vai trò nổi bật của ông trong văn học, trong tư tưởng, trong lịch sử của một giai đoạn đầy biến động, đề cao tính nhân bản, tính đạo đức, cuộc chiến của Camus chống lại những trâng tráo phũ phàng của các tín đồ thực tế chủ nghĩa.
***
Trong thế hệ của chúng tôi, thế hệ đã sống qua hai cuộc chiến tranh, khó mà không thiên về Sartre, khó mà không đồng tình với sự chọn lựa hiệu quả của Malraux. Chiến tranh vạch ranh giới phân hai giữa ta và địch, khó mà nồng nàn với câu nói của Camus: «Tôi không phải sinh ra cho chính trị bởi vì tôi không có khả năng muốn hoặc nhận cái chết của địch thủ». Nhưng chiến tranh có phải là bối cảnh duy nhất và thường xuyên của lịch sử ? Có phải nằm trong tâm thức thường xuyên và duy nhất của con người? Hoặc là đất hoặc là trời, có phải đó là thái độ tự nhiên của trí thức? «Dấn thân» có phải là không biết đến khoảng cách cần thiết phải có đối với cả cứu cánh? Và cứu cánh nào cho phép ta quay lưng lại với những gì ta yêu, với mặt trời, với nụ cười?
Đã qua rồi giai đoạn đặc biệt trong đó người trí thức có khi đã vui lòng chấp nhận tuyệt đối. Trong đời sống bình thường và nhiệm mầu trong chính bình thường, hãy mở lòng để cho họ sống với những sự thật tương đối, điều kiện tất yếu của sáng tạo, của tiến bộ. Vẫn hai chân trên đất, đầu ngước nhìn trời, họ sẽ cống hiến phần tốt đẹp nhất của họ như thế.
Và cũng như thế, hãy mở lòng chấp nhận cho người trí thức được “quá đặc biệt để làm cách mạng”. Trí thức là người mà chức năng là suy nghĩ chứ không phải hành động như người làm chính trị. Đừng cấm họ ray rứt. Không ray rứt thì không biết đặt lại vấn đề. Không đặt lại vấn đề thì không có tư tưởng. Có thể người trí thức sinh ra để làm phiền, để nói trái lại. Nhưng không có người nói trái thì làm gì có tranh luận, và không có tranh luận, làm sao trưởng thành? Mâu thuẫn là bệnh dằn vặt của người trí thức. “Quá dễ để chết vì mâu thuẫn hơn là sống với mâu thuẫn”, nhân vật Dora trong vở kịch nói như thế về người yêu của mình. Mâu thuẫn lắm khi dẫn đến ngõ cụt trong hành động, và không thiếu gì người trí thức đã bị chỉ trích là lừng khừng trong chiến tranh. Nhưng mâu thuẫn là quy luật của tiến hóa, là đòn bẩy của suy nghĩ. Hãy rộng lượng với họ: không thấy mâu thuẫn thì không rõ mọi tình huống, và ngay cả người đánh trận cũng phải được chỉ cho thấy chỗ sáng chỗ tối, chỗ yếu chỗ mạnh, chỗ được chỗ mất. Người trí thức không thích hợp để làm tay sai hoặc đề sai : họ chỉ có ý kiến để cho, có thể sai có thể đúng, nhưng họ thấy hai mặt. Mâu thuẫn là chỗ họ sống, chỗ họ chết, chỗ họ tự hào, chỗ họ hổ thẹn. Trong hai trường hợp điển hình mà tôi nêu trên đây, một người sống và im lặng trong mâu thuẫn, một người chết vì mâu thuẫn nổi loạn. Đừng tưởng người này sướng người kia khổ, người này thành công người kia thất bại: cả hai đều khổ, ngấm ngầm hoặc bùng nổ. Một người chọn chết trong lòng để sống. Một người chọn sống trong cái chết. Đừng hỏi ai đúng ai sai, nếu cách họ sống và cách họ chết đánh thức suy nghĩ của mọi người. Ai đánh thức, không cho xã hội ngủ, người ấy là trí thức, bất kể họ là ai. Bởi vì trí thức không có vai trò nào khác: họ là, và chỉ là, lương tâm của thời đại.
Chú thích :
(1) Về Malraux : Michel Winock, Le siècle des intellectuels, Seuil 1997.
(2) Về Camus :- Morvan Lebesque, Camus, Seuil 1965 (các trang 95-100, 101, 117, 118).- Pierre -Louis Rey, Camus, L’Homme révolté, Gallimard, 2006 (các trang 62, 67, 70, 91)- Jacqueline Lévi-Valensi (chủ biên), Les critiques de notre temps et Camus, Garnier Frères, 1970 ( trang 155).- Europe (Revue littéraire mensuelle), Albert Camus, 1999 (các trang 6, 9-11).
Cao Huy Thuần
No comments:
Post a Comment