Chúng tôi vừa có buổi huấn luyện tỉnh thức cùng team Ureka thật tuyệt vời. Team là chữ anh em Ureka dùng. Dường như chữ này đã trở thành thuật ngữ trong cách dùng của anh em đó, chứ không chỉ là từ dùng tạm trong đợt đi tour team-building này. Cũng như "am' đã trở thành thuật ngữ chỉ cho một cơ sở huấn luyện tỉnh thức cổ điển ở Việt Nam chứ không chỉ là một từ bình thường mà anh em dùng chỉ cho chỗ chúng tôi đang ở :)
Trong các đợt huấn luyện tỉnh thức cho anh em sinh viên và các nhóm bạn trẻ mới ra nghề, chúng tôi đều cảm thấy thú vị và học được nhiều điều hay từ các bạn trẻ.
Riêng đợt huấn luyện cùng Ureka Media này, chúng tôi vô cùng ấn tượng với sự thông minh, nhạy bén và rộng mở của các bạn trong team.
Về tỉnh thức, các bạn thực hành theo hướng dẫn của chúng tôi rất nghiêm túc. Không pha tạp. Không lơ là.
Về sự học, sự dấn thân, chúng tôi học được ở các bạn rất nhiều. Nhiều lắm.
Điều đầu tiên chúng tôi muốn chia sẻ ở đây là tính hai chiều trong nhiều tình huống thú vị diễn ra trong suốt đợt huấn luyện.
Không hiểu do duyên gì, ngay trong giây phút đầu tiên trao đổi với Vito - 1 bạn trong team - tính hai chiều trong cách nghĩ của Vito đã trở nên nổi cộm. Điều này đã nhắc tôi nhớ lại như in câu nói ông McGhee nhấn mạnh khi bàn về mấy lẽ nghịch nhau: Chúng ta nên sống như thế nào?
Ông muốn nhấn, nhưng ban đầu, chính ông cũng phân vân không biết nhấn như thế nào cho rõ nét.
"Chúng ta nên sống như thế nào? – Câu hỏi này có nghĩa gì chăng? – tôi không biết phải nhấn ở âm nào trong câu hỏi này, phải lên giọng chỗ nào để có thể thể hiện được tình tiết của câu chuyện? Tôi chỉ có thể nhấn thế này: ‘vậy thì chúng ta nên sống như thế nào?’ "
"Nhưng tại sao tôi lại chọn nhấn như vậy? Cớ sự làm sao? Người ta đã bàn luận về vấn đề này như thế nào? ‘Nếu chúng ta không nên sống như thế này, thì phải như thế nào đây? Vấn đề nảy sinh do mâu thuẫn: chúng ta nên sống như thế nào? chúng ta nên sống như thế nào? – Câu hỏi được đặt ra không phải từ sự chiêm nghiệm thanh tao về một nếp sống cao cả, mà xuất phát từ sự thất vọng với chính hành hoạt của mình, khiến chúng ta phải khám phá – khám phá gì đây? – khám phá nguyên nhân của sự thất vọng ấy. Chúng ta có thể sống như thế nào để chúng ta không còn phải tiếp tục làm việc này việc kia? (Và làm sao tôi có thể nói hết được ý nghĩa của những chữ in nghiêng này đây?) Nhưng đây là một sự thử thách, hãy gắng lên thử xem. Vậy thì, trả lời thế nào đây? Chúng ta thật sự biết gì? Chúng ta là ai?"
Ôi, mới có mấy dòng thôi, câu chuyện đã đưa chúng ta về với câu hỏi hóc búa "Chúng ta là ai?"
Tôi thật sự ngán với mấy câu nói dạng "tôi tư duy nên tôi tồn tại".
Nhưng vấn đề mở ra ở đây khá thú vị, vì nó dẫn chúng tôi đến "mấy lẽ nghịch nhau", điều được biểu hiện rất rõ và gần như liên tục trong suốt 3 ngày huấn luyện.
Điều chúng tôi muốn bàn tiếp là sự "chiêm nghiệm thanh tao" và "sự thất vọng" trong câu chuyện trên. Bạn có bao giờ nghĩ về điều này chưa? Xin bạn cùng chia sẽ.
Trong các đợt huấn luyện tỉnh thức cho anh em sinh viên và các nhóm bạn trẻ mới ra nghề, chúng tôi đều cảm thấy thú vị và học được nhiều điều hay từ các bạn trẻ.
Riêng đợt huấn luyện cùng Ureka Media này, chúng tôi vô cùng ấn tượng với sự thông minh, nhạy bén và rộng mở của các bạn trong team.
Về tỉnh thức, các bạn thực hành theo hướng dẫn của chúng tôi rất nghiêm túc. Không pha tạp. Không lơ là.
Về sự học, sự dấn thân, chúng tôi học được ở các bạn rất nhiều. Nhiều lắm.
Điều đầu tiên chúng tôi muốn chia sẻ ở đây là tính hai chiều trong nhiều tình huống thú vị diễn ra trong suốt đợt huấn luyện.
Không hiểu do duyên gì, ngay trong giây phút đầu tiên trao đổi với Vito - 1 bạn trong team - tính hai chiều trong cách nghĩ của Vito đã trở nên nổi cộm. Điều này đã nhắc tôi nhớ lại như in câu nói ông McGhee nhấn mạnh khi bàn về mấy lẽ nghịch nhau: Chúng ta nên sống như thế nào?
Ông muốn nhấn, nhưng ban đầu, chính ông cũng phân vân không biết nhấn như thế nào cho rõ nét.
"Chúng ta nên sống như thế nào? – Câu hỏi này có nghĩa gì chăng? – tôi không biết phải nhấn ở âm nào trong câu hỏi này, phải lên giọng chỗ nào để có thể thể hiện được tình tiết của câu chuyện? Tôi chỉ có thể nhấn thế này: ‘vậy thì chúng ta nên sống như thế nào?’ "
"Nhưng tại sao tôi lại chọn nhấn như vậy? Cớ sự làm sao? Người ta đã bàn luận về vấn đề này như thế nào? ‘Nếu chúng ta không nên sống như thế này, thì phải như thế nào đây? Vấn đề nảy sinh do mâu thuẫn: chúng ta nên sống như thế nào? chúng ta nên sống như thế nào? – Câu hỏi được đặt ra không phải từ sự chiêm nghiệm thanh tao về một nếp sống cao cả, mà xuất phát từ sự thất vọng với chính hành hoạt của mình, khiến chúng ta phải khám phá – khám phá gì đây? – khám phá nguyên nhân của sự thất vọng ấy. Chúng ta có thể sống như thế nào để chúng ta không còn phải tiếp tục làm việc này việc kia? (Và làm sao tôi có thể nói hết được ý nghĩa của những chữ in nghiêng này đây?) Nhưng đây là một sự thử thách, hãy gắng lên thử xem. Vậy thì, trả lời thế nào đây? Chúng ta thật sự biết gì? Chúng ta là ai?"
Ôi, mới có mấy dòng thôi, câu chuyện đã đưa chúng ta về với câu hỏi hóc búa "Chúng ta là ai?"
Tôi thật sự ngán với mấy câu nói dạng "tôi tư duy nên tôi tồn tại".
Nhưng vấn đề mở ra ở đây khá thú vị, vì nó dẫn chúng tôi đến "mấy lẽ nghịch nhau", điều được biểu hiện rất rõ và gần như liên tục trong suốt 3 ngày huấn luyện.
Điều chúng tôi muốn bàn tiếp là sự "chiêm nghiệm thanh tao" và "sự thất vọng" trong câu chuyện trên. Bạn có bao giờ nghĩ về điều này chưa? Xin bạn cùng chia sẽ.
No comments:
Post a Comment